Cổ phiếu ngành thép tăng, bức tranh ngành thép năm 2023 liệu có lạc quan?
Giá thép tăng trở lại vượt mốc 4.000 nhân dân tệ trên sàn giao dịch
Giá thép ngày 1/1 ghi và những ngày gần đây ghi nhận giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải đã tăng vượt mốc 4.000 nhân dân tệ. Trong khi một vài tuần trước, giá thép liên tiếp có những phiên giảm giá và giảm xuống dưới mức 3.600 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch.
Giá quặng sắt cũng liên tiếp có những phiên phục hồi. Giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) đạt mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Nguyên nhân của sự tăng giá này là do sự lạc quan về triển vọng nhu cầu tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc đang lấn át lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 của nước này.
Giá quặng sắt giao tháng 5/2023 trên Sàn DCE của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch trong ngày cao hơn 1,6% ở mức 845 nhân dân tệ/tấn (tương đương 121,34 USD/tấn).
Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức cao nhất kể từ giữa tháng 6 là 847,50 nhân dân tệ/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2023 đã tăng 1,3% lên 114,60 USD/tấn trong cùng ngày.
Cổ phiếu ngành thép rục rịch tăng trở lại
Sau khi chạm đáy vào giữa tháng 11/2022, thị trường trong nước hiện đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ nét từ cổ phiếu thép. Cùng với đó thanh khoản cũng sôi động, trái ngược với những tháng ngày “buồn tẻ” trước đó. Có những phiên các mã đua nhau tăng hết biên độ.
![]() |
Cổ phiếu HPG (Hòa Phát) ghi nhận tăng 51,2% tròn vòng hơn 1 tháng |
Cụ thể, trong hơn một tháng, cổ phiếu HPG (Hòa Phát) ghi nhận tăng 51,2%; cổ phiếu HSG (Hoa Sen Group) tăng đến 70,7% khi bật lên từ vùng đáy 7.350 đồng/cp; còn cổ phiếu NKG (Nam Kim) và SMC (Thương mại SMC) cũng lần lượt lấy lại 79,7% và 48,5%...
Nhận định về đà tăng của cổ phiếu ngành thép, các chuyên gia cho rằng, đà phục hồi của thị trường chung phần nào đã ảnh hưởng tới sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu thép. Bởi khi thị trường vào sóng tăng, sự lan tỏa diễn ra khá tốt, các ngách chưa được lan tỏa đến cuối cùng cũng tăng giá. Trong khi đó, những cổ phiếu nhóm thép, nhất là 3 cổ phiếu đầu ngành: HPG, HSG và NKG đã mất khoảng 55-65% thị giá trong vòng một năm trở lại đây nên đã kích hoạt dòng tiền tham gia “bắt đáy” tìm đến.
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào những yếu tố tích cực sẽ có tác động đến nhóm doanh nghiệp thép trong những ngày còn lại của năm, cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng sang năm mới.
Đó là động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép trong năm 2023.
Đồng thời, nhu cầu sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc gia tăng cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp. Những công ty tôn mạ như Hoa Sen, Nam Kim sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi.
Trong khi đó, Hòa Phát có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh. Trong giai đoạn 2020 - 2021, Hòa Phát đã bán lần lượt 1,7 và 1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.
Vẫn “thấp thỏm” chờ thị trường bất động sản phục hồi
Quan sát và nhìn nhận sự liên quan của ngành thép với thị trường bất động sản qua từng giai đoạn, Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định: rõ ràng có mối liên hệ mật thiết giữa hai thị trường này. Lấy ví dụ như thời điểm năm 2016, doanh số khả quan trên thị trường bất động sản thời điểm ấy cũng khiến ngành thép, xi măng, gạch xây dựng, nội thất, xây dựng… phát triển chưa từng có. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam hoạt động sản xuất các loại thép xây dựng, ống thép, tôn mạ, thép cán nguội… tăng trưởng mạnh nhờ bất động sản. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ thép đạt 8,4 triệu tấn, tăng 27,8% so với cùng kỳ, giúp nhiều doanh nghiệp ngành thép công bố lãi lớn.
Hiện sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu thép không chỉ là diễn biến đi lên cùng với đà phục hồi chung của thị trường, mà nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào những yếu tố tích cực sẽ có tác động đến nhóm doanh nghiệp thép trong những ngày đầu năm mới 2023.
Nhiều chuyên gia có cái nhìn lạc quan về thị trường thép trong năm 2023. Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép trong năm 2023.
Cùng với đó, nhu cầu sản xuất công nghiệp tăng tại Trung Quốc cũng sẽ giúp chuỗi cung ứng toàn cầu được khôi phục và các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi gián tiếp. Những công ty tôn mạ như HSG, NKG sẽ có cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh sản xuất công nghiệp toàn cầu phục hồi.
Trong khi đó, HPG có khả năng xuất khẩu thép sang Trung Quốc nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh. Trong giai đoạn 2020 - 2021, HPG đã bán lần lượt 1,7 và 1,2 triệu tấn phôi thép sang Trung Quốc.
Thêm một yếu tố nữa đáng mong chờ với doanh nghiệp thép là việc Chính phủ đang quyết tâm đẩy mạnh đầu tư công, tạo sức cầu lớn cho sản phẩm sắt thép, phần nào bù đắp cho thị trường bất động sản trì trệ.
Theo kế hoạch năm 2023, dự kiến sẽ có 793.000 tỷ đồng dành cho giải ngân đầu tư công, tăng 34% so với kế hoạch đầu tư công năm 2022. Thị trường kỳ vọng rằng, Chính phủ sẽ có những biện pháp đẩy nhanh tiến độ cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững được thị phần và có động lực phát triển trong giai đoạn ngành thép còn gặp nhiều trắc trở. HPG với vai trò là nhà cung cấp thép xây dựng hàng đầu sẽ là cái tên đầu tiên được nghĩ tới.
Tin mới cập nhật

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Thị trường công tắc, ổ cắm cao cấp sôi động với cuộc đua thiết kế và công nghệ

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Dâu tằm đổ bộ chợ Việt, tiểu thương 'chốt đơn' mỏi tay
Tin khác

Lạng Sơn: Quản lý thị trường tiêu hủy 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Vì sao thực phẩm đóng hộp có thể nhiễm botulinum?

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Top thương hiệu xe máy điện 'chiếm sóng' thị trường 2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
