Cổ phiếu mía đường "lấy lại vị ngọt" sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
Cổ phiếu mía đường: Ngọt, nhạt khó đoán Cổ phiếu Vinfast "đạp ga" vượt đỉnh, VIC dẫn dắt VN-Index hồi phục |
Nguyên nhân dẫn tới động thái tạm dừng xuất khẩu đường của Ấn Độ sau 7 năm là do tình trạng thiếu mưa làm giảm năng suất mía tại quốc gia này. Theo cơ quan khí tượng Ấn Độ, mùa mưa trong năm nay tại các khu vực trồng mía hàng đầu của bang miền Tây Maharashtra và bang miền Nam Karnataka - chiếm hơn một nửa tổng sản lượng đường của Ấn Độ - đã thấp hơn tới 50% so với mức trung bình.
![]() |
Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu đường sẽ làm thiếu hụt nguồn cung, qua đó làm tăng giá chuẩn ở thị trường New York và London, nơi đường được giao dịch quanh mức giá cao nhất của nhiều năm. Đà tăng giá của sản phẩm này gây ra ngại về nguy cơ gia tăng lạm phát trên thị trường thực phẩm toàn cầu.
![]() |
Diễn biến giá đường thế giới sau tin cấm xuất khẩu của Ấn Độ. |
Tại Ấn Độ, giá mía đường đã tăng vọt trong tuần này, lên mức cao nhất trong gần hai năm trở lại đây. Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép các nhà máy bán thêm 200.000 tấn trong tháng 8/2023. Đáng chú ý, trong tháng 7/2023, lạm phát bán lẻ ở Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng, tương đương 7,44% và lạm phát lương thực ở mức 11,5%, mức cao nhất trong hơn ba năm.
Hiện tại, Ấn Độ chỉ cho phép các nhà máy xuất khẩu 6,1 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại tính đến ngày 30/9, sau khi cho phép các doanh nghiệp bán kỷ lục 11,1 triệu tấn trong niên vụ trước. Trước đó, trong năm 2016, Ấn Độ đã áp thuế 20% đối với xuất khẩu đường để hạn chế doanh số bán ra nước ngoài.
Một nguồn tin của Chính phủ Ấn Độ cho biết, trọng tâm chính của New Delhi là đáp ứng nhu cầu đường trong nước và sản xuất ethanol từ mía dư thừa. Trong niên vụ sắp tới, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ không có đủ đường để phân bổ cho hạn ngạch xuất khẩu.
Trước thông tin trên, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu mía đường diễn biến tương đối tích cực. Các cổ phiếu LSS, SBT, SLS, QNS đồng loạt tăng mạnh khi thị trường chỉ mới giao dịch được 15 phút. Đáng chú ý, SBT và LSS đồng loạt tăng trần với khối lượng dư mua lớn. Đà tăng bất ngờ đã giúp nhóm cổ phiếu đường "lấy lại vị ngọt" trong phiên sáng nay. Trước đó, tính từ vùng giá đỉnh, các cổ phiếu này đồng loạt giảm từ 20% - 30%. Xét trên góc độ phân tích kĩ thuật, các cổ phiếu này gần như đã "gãy trend" tăng, thậm chí bước vào nhịp downtrend.
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo
Tin khác

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
