Chương trình truyền hình COP 26 được lấy theo tên gọi của Hội nghị Liên hợp quốc
Cần thêm những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam đẩy nhanh thực hiện cam kết tại Hội nghị COP 26 |
Chương trình truyền hình “COP26” được lấy theo tên gọi của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (lần thứ 26), các nội dung của chương trình sẽ xoay quanh các hoạt động của hội nghị COP26, các cam kết cũng như đưa ra các phương hướng để khắc phục về biến đổi khí hậu.
Trong năm vừa qua, chương trình COP26 không chỉ mang đến cho khán giả truyền hình những thông tin mới nhất về tình hình an ninh năng lượng, giải phát tiết kiệm, công nghệ sử dụng năng lượng tiên tiến trên thế giới,... mà còn góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đó là “Xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.
Với các số phát sóng của chương trình vấn đề năng lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu với các nội dung tập trung đề cập về vấn đề năng lượng, điện khí, LNG, nguyên liệu thô, khí hậu, môi trường... Cùng với những thành công đã đạt được, năm 2023 Truyền hình Quốc hội Việt Nam tiếp tục sản xuất và phát sóng chương trình “COP26” vào lúc 21h00 thứ 7 và phát lại lúc 18h00 chủ nhật hàng tuần với các nội dung chính như sau: Phần 1: Hành động của Việt Nam; phần 2: Net Zero; phần 3: RED +++; phần 4: Thị trường chứng chỉ carbon; phần 5: Tương lai của năng lượng; phần 6: Hành động của Việt Nam; phần 7: Câu chuyện quốc tế; phần 8: Điều đó phụ thuộc hành động của bạn.
Bên cạnh đó, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về biến đổi khí hậu trong và ngoài nước, luôn mang đến cho khán giả truyền hình những chủ đề thiết thực liên quan như: Phát triển nguồn năng lượng mới của Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường…, bên cạnh đó là những câu chuyện thực tế, kinh nghiệm và giải pháp của các nước trong xử lý với biến đổi khí hậu. Chương trình có sự tham gia của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đồng hành cùng với chương trình.