Bóc trần thủ đoạn ''vét'' hơn 30.000 tỷ đồng của nhà đầu tư trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Với việc sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu ''khống'', Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thu về hơn 30.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Kê biên 8 bất động sản liên quan thỏa thuận giữa Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 2.100 tỷ đồng các bị can gửi tại một số ngân hàng lớn bị phong tỏa

"Mồi nhử" từ phát hành trái phiếu với lãi suất cao

Từ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập của Cơ quan CSĐT Bộ Công an trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức có liên quan" đã vạch rõ hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của các đối tượng.

Kết luận điều tra (giai đoạn 2) nêu rõ, năm 2018, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra; việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB gặp nhiều khó khăn, kèm theo tình hình nợ xấu kéo dài nên khoảng tháng 8/2018, Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã họp bàn với cổ đông để ra chủ trương sử dụng Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (Công ty An Đông) và các công ty khác phát hành trái phiếu riêng lẻ, huy động tiền từ người dân để xử lý khó khăn tài chính cho Ngân hàng SCB.

Trên cơ sở đó, các nhân sự chủ chốt của Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Tổ chức phát hành đã họp bàn, lên phương án tạo lập trái phiếu và thông qua Công ty Chứng khoán TVSI, Ngân hàng SCB phát hành, chào bán cho người dân với lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB.

Thực hiện chủ trương của Trương Mỹ Lan, từ năm 2018 - 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty Chứng khoán TVSI, Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu "khống", không có tài sản đảm bảo, đó là Công ty An Đông, Công ty Quang Thuận, Công ty Sunny World và Công ty Setra với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, để lừa bán cho các nhà đầu tư, thu về hơn 30.869 tỷ đồng.

Tiền thu được từ hoạt động bán trái phiếu không sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho các trái chủ, mà các đối tượng đã rút tiền và sử dụng toàn bộ số tiền huy động được từ bán trái phiếu cho các mục đích khác, dẫn đến không có đủ nguồn tiền để bảo đảm chi trả gốc và lãi đến hạn cho các trái chủ.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án ngày 07/10/2022, bốn công ty nêu trên còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ, không có khả năng thanh toán.

Thành lập hàng nghìn công ty "chân rết"

Kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ đã thu thập có đủ căn cứ chứng minh phương thức, thủ đoạn gian dối của các đối tượng trong việc tạo lập trái phiếu của 4 công ty trên như thành lập công ty "ma", không có bộ máy nhân sự và hoạt động thực tế; thuê người đứng tên thành lập công ty, sở hữu cổ phần, tài sản, khoản vay, ký khống tài liệu... phục vụ cho hoạt động tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Với phương thức, thủ đoạn tinh vi như nêu trên, việc thành lập các công ty "ma" cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do Văn phòng HĐQT phụ trách, phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương (Tổng Giám đốc) và Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninssula - SPG) thực hiện.

Cụ thể như: Đặt tên công ty, tìm thuê người đứng tên thành lập công ty dưới các vai trò là người đại diện pháp luật, cổ đông, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, tìm địa chỉ "ảo" cho công ty trên đăng ký kinh doanh, chọn ngành nghề kinh doanh... cho phù hợp với các hoạt động tài chính cụ thể.

Theo đó, Nguyễn Ngọc Dương chỉ đạo Bùi Đức Khoa (Phó Tổng Giám đốc Công ty Natural Land) và các nhân viên thuộc Công ty Sunny World, Natural Land... tìm kiếm, thuê người, thông qua sự trợ giúp của các cá nhân khác làm thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh.

Bóc trần thủ đoạn ''vét'' hơn 30.000 tỷ đồng của nhà đầu tư trong vụ án Vạn Thịnh Phát
Với việc sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu ''khống'', Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã thu về hơn 30.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Các công ty "ma" sau khi thành lập được báo cho Phan Chí Luân (nhân viên Văn phòng HĐQT) để theo dõi tổng thể, nhóm Hoàng Gia Thủy (nhân viên Văn phòng HĐQT) sẽ quản lý các con dấu, giấy phép đăng lý kinh doanh và hồ sơ liên quan...

Ngoài ra, Phó Tổng giám đốc SPG Nguyễn Phương Anh sẽ phân bổ "công ty ma" cho nhóm khoảng 30 kế toán cấp dưới, mỗi người quản lý 20-30 công ty.

Ngoài nhóm Công ty SPG của Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh là nhóm chính, thì còn có nhiều nhóm tìm người khác cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, như nhóm của Diệp Thúy, Mỹ Thanh... qua từng giai đoạn hay các nhóm quản lý công ty "ma" khác, như nhóm Acumen của Trịnh Quang Công, nhóm của Nguyễn Hữu Hiệu...

Riêng nhóm Công ty SPG, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sắp xếp nguồn tiền từ 8 - 10 tỷ đồng/tháng để chi trả lương cho các cá nhân được thuê, tùy mức độ tham gia. Lương đứng tên thành lập công ty là 12 triệu đồng/tháng/công ty có khoản vay. Đối với công ty không có khoản vay thì lương từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Lương đứng tên cổ phần 2 triệu đồng/tháng/công ty. Lương đứng tên khoản vay mức 15 - 25 triệu đồng/năm/khoản vay. Các khoản lương này do nhóm Nguyễn Phương Anh chủ động chi trả bằng tài khoản từ nguồn do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cung cấp. Lương đứng tên tài sản là khoảng 15 triệu đồng/năm.

Cuối năm, Đặng Phương Hoài Tâm tổng hợp danh sách tài sản và cá nhân đứng tên tài sản cho Trương Mỹ Lan để xin nguồn chi trả lương. Sau đó, tiền mặt được chuyển lên Văn phòng HĐQT để Đặng Phương Hoài Tâm trực tiếp chi tiền mặt cho các trưởng nhóm tìm người đứng tên (Nguyễn Ngọc Dương, Diệp Thúy, Mỹ Thanh...).

Với phương thức này, theo cơ quan điều tra, Vạn Thịnh Phát đã có 1.470 công ty và gần 1.800 cá nhân để đứng tên thành lập doanh nghiệp, đứng tên khoản vay, cổ phần, tài sản, ký khống tài liệu, chứng từ.

656 công ty "ma" được sử dụng để vay tiền Ngân hàng SCB

Sau khi được thành lập, các công ty "ma" sẽ được lựa chọn, đưa vào sử dụng cho các hoạt động tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong đó xác định được, có 656 công ty được sử dụng để vay tiền Ngân hàng SCB, hiện còn 435 công ty dư nợ gốc và lãi, đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi (đã được điều tra, kết luận ở giai đoạn 1).

Có 85 công ty được thành lập để chuyển tiền từ Việt Nam đi nước ngoài và 63 công ty nhận tiền từ các công ty nước ngoài chuyển về Việt Nam thông qua Ngân hàng SCB (trong đó có 23 công ty có sai phạm trong việc chuyển tiền quốc tế, được chứng minh ở giai đoạn 2).

Có gần 50 công ty được sử dụng để tạo lập, phát hành trái phiếu và hàng trăm công ty khác được thành lập cho các mục đích khác nhau như mua tài sản, đứng tên dự án, cơ cấu lại sở hữu cổ phần giữa các công ty, chuyển nhượng cổ phần, tài sản cho các cá nhân theo mục đích của Trương Mỹ Lan.

Việc tạo dựng số lượng lớn công ty "ma", cá nhân đứng tên còn là tiền đề cho việc thực hiện thủ thuật tài chính thường gọi tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là "Giải quỹ”.

Thực chất là cho các công ty chuyển tiền cho các cá nhân dưới hình thức "hứa chuyển nhượng cổ phần" của các công ty "ma" thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với mức đơn giá cổ phần được nâng khống lên nhiều lần tùy vào quy mô và tài sản của các công ty. Làm căn cứ chuyển tiền và rút tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB mà không làm phát sinh thuế theo quy định của pháp luật.

Các bị can bị đề nghị truy tố gồm: Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula - SPG), Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý ACUMEN), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và 30 bị can khác.

Đỗ Nga

Tin mới cập nhật

Bắt 3 lãnh đạo doanh nghiệp lập khống chứng từ chi tiền

Bắt 3 lãnh đạo doanh nghiệp lập khống chứng từ chi tiền

3 lãnh đạo Công ty Quản lý công trình đô thị Bắc Giang bị bắt vì lập khống chứng từ chi tiền, gây thất thoát ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Người tiêu dùng đã rất khó khăn trong việc tìm kiếm hạn sử dụng khi mua đồ ăn tại siêu thị ăn vặt Mlem Mlem và LOOKLOOK Đồng giá 19k.
Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo từ phạt nguội

Để tránh các chiêu trò lừa đảo liên quan đến "phạt nguội" và cấp đổi bằng lái xe, Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân...
Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Truy vết pháo hoa dởm, phát hiện cửa hàng Z121 làm ăn gian dối

Từ phản ánh của bạn đọc về việc mua phải pháo hoa Z121 dởm, nhóm phóng viên Báo Công Thương đã truy vết và phát hiện cửa hàng số 85 (Hà Nội) làm ăn gian dối.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Bà Rịa-Vũng Tàu: Công ty Bảo Châu bị cưỡng chế thuế

Nợ thuế hơn 2,1 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Khai thác Xây dựng Bảo Châu bị cơ quan thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Hà Nam: Cưỡng chế thuế Công ty may mặc Ngân Anh 1

Nợ thuế quá hạn, Công ty TNHH may mặc Ngân Anh 1 vừa bị cơ quan thuế tỉnh Hà Nam cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại ngân hàng.
Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Gỡ nút thắt về xử lý đường nhập lậu bị tịch thu

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chỉ đạo các Bộ, ban ngành có liên quan giải quyết triệt để kiến nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam.
Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Bạc Liêu: Nợ thuế của Công ty Bảo Toàn ‘phình to’

Theo Cục thuế tỉnh Bạc Liêu, Công ty Cổ phần Ô tô Bảo Toàn hiện đang nợ thuế quá hạn hơn 16 tỷ đồng, tăng 3,4 tỷ đồng so với hồi đầu tháng 1/2025.
Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Tiếp tục xác minh việc ghép giàn pháo tại cửa hàng Z121

Sau khi tiếp nhận thêm thông tin, đại diện Đội Quản lý thị trường số 24 cho biết, sẽ tiếp tục xác minh việc tự chế pháo, ghép giàn ngay tại cửa hàng Z121.
Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Chiêu dụ dỗ đầu tư tiền ảo khiến 200 người sập bẫy

Các đối tượng đã lập webiste đăng ký tên miền tại nước ngoài, giả mạo là doanh nghiệp lớn để lừa người dân tham gia dự án tiền ảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Tin khác

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk

Bách hóa Xanh phản hồi về thông tin mua giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk

Đại diện Bách hóa Xanh đã có phản hồi trước thông tin mỗi ngày đơn vị này mua từ 350 – 400kg giá đỗ của một cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hóa chất ở Đắk Lắk...
Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh Lan Quý kinh doanh hàng hóa nhập lậu

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hộ kinh doanh Lan Quý số tiền 90 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Hà Nội: Cảnh sát mật phục bắt giữ tàu hút cát trái phép lúc rạng sáng

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng.
Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị

Quảng Nam: Bãi đỗ xe chợ mới Đông Phú bị 'xẻ thịt' thành ki ốt bán hàng

Chợ Đông Phú mới (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã đi vào hoạt động nhưng không có bãi giữ xe khiến cho việc buôn bán của người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Bắc Kạn: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty cổ phần xây dựng Dương Tiến

Công ty CP xây dựng Dương Tiến bị cơ quan thuế tỉnh Bắc Kạn cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng do nợ thuế.
Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

Lào Cai: Thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu thôn Bản Kim

UBND tỉnh Lào Cai giao UBND thị xã Sa Pa tổ chức thu hồi giấy chứng nhận làng nghề nấu rượu truyền thống tại thôn Bản Kim, xã Thanh Bình theo quy định.
54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

54 người ở Quảng Ninh trình báo bị lừa đảo hơn 250 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận 54 tin trình báo của người dân, về việc bị lừa đảo với tổng số tiền hơn 250 tỷ đồng
Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Yên Bái: Truy vết xử lý hàng hóa kém chất lượng trên nền tảng thương mại điện tử

Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái sẽ truy vết các cá nhân, tổ chức đưa hàng hóa kém chất lượng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.
Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Lạng Sơn: Trong tháng 11 kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Trong tháng 11/2024, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý 448 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty Chế biến thủy sản Út Xi hơn 157 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng).

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Phiên bản di động