Bộ Công Thương bền bỉ xây dựng chính sách cho phát triển cụm công nghiệp

Với các chính sách do Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt, cụm công nghiệp dần có hành lang pháp lý thuận lợi, thống nhất cho phát triển.
Tạo cơ chế đơn giản, thuận lợi cho phát triển cụm công nghiệp Nam Định chủ trương không thu hút đầu tư dự án ngoài khu, cụm công nghiệp

Trước khi Quyết định số 105/2009/ QĐ-TTg ngày 19/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp (Quyết định 105), các cụm, điểm công nghiệp trên cả nước hình thành theo nhu cầu của địa phương và hầu hết hình thành từ các làng nghề. Sau giai đoạn phát triển “nóng” các cụm công nghiệp này phát sinh nhiều hệ lụy.

Đầu tiên là vấn đề môi trường, do hầu hết các cụm, điểm công nghiệp hình thành tại các làng nghề, xen lẫn khu dân cư ô nhiễm tiếng ồn, bụi và hoạt chất trong sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người dân. Mặt khác, do phát triển tự do, các cụm công nghiệp không tuân theo các tiêu chuẩn về diện tích, hạ tầng không được đầu tư đầy đủ. Điều này dẫn tới khó thu hút đầu tư thứ cấp, lãng phí đất đai, bên cạnh đó công tác quản lý còn nhiều chồng chéo, bất cập.

Chính sách cho phát triển cụm công nghiệp được Bộ Công Thương nỗ lực xây dựng và hoàn thiện
Chính sách cho phát triển cụm công nghiệp được Bộ Công Thương nỗ lực xây dựng và hoàn thiện

Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương đã tham vấn, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Quyết định 105. Sau khi ra đời, Quyết định đã giúp các địa phương có hành lang pháp lý cho chuyển đổi mô hình chủ đầu tư, đầu mối quản lý và thu hút đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp. Quan trọng nhất, Quyết định 105 cho phép các địa phương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào cụm công nghiệp để xử lý chất thải, trả lại môi trường sống trong sạch cho người dân.

Từ Quyết định 105, để phù hợp với bối cảnh phát triển, sức khoẻ của các cụm công nghiệp và đặc biệt để thuận lợi cho công tác quản lý, thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp, Bộ Công Thương tiếp tục tham vấn, xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt ban hành Nghị định số 68/2017/NĐ-CP về Quản lý phát triển cụm công nghiệp (Nghị đinh 68) và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68 (Nghị định 66).

Với hai Nghị định này, các địa phương có cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn, các quy định mở hơn về diện tích, tỷ lệ lấp đầy, ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư cho quản lý cụm công nghiệp. Đặc biệt, Nghị định 68 và Nghị định 66 giúp các địa phương có cơ chế chuyển đổi mô hình chủ đầu tư cụm công nghiệp từ các đơn vị sự nghiệp sang doanh nghiệp. Tạo bước phát triển đột phá về chất và lượng cho cụm công nghiệp.

Hiện nay, do một số luật hiện hành có sửa đổi bổ sung như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Quy hoạch… dẫn đến những mâu thuẫn trong các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành về cụm công nghiệp, khiến các địa phương lúng túng trong triển khai thực hiện. Đồng thời, làm “mờ” đi chức năng đầu mối của ngành Công Thương. Để khắc phục, Bộ Công Thương đang tiếp tục xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp. Dự thảo Nghị định đã lấy ý kiến đóng góp từ các đơn vị liên quan và đang được chỉnh sửa. Dự kiến sẽ trình Chính phủ phê duyệt vào cuối quý II/2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Dự thảo Nghị định sẽ phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế của các văn bản chính sách khác và tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý và chủ đầu tư, nhà đầu tư có dự án trong cụm công nghiệp. Điều này sẽ được thể hiện qua việc rút gọn thủ tục hành chính, nhất là liên quan đến chủ trương đầu tư. “Nhiều địa phương đã linh hoạt thực hiện nhưng vẫn cần quy định rõ ràng để tạo sự minh bạch, thuận lợi”, Thứ trưởng nêu yêu cầu.

Dự thảo Nghị định cũng khá thông thoáng và tạo điều kiện cho địa phương trong các quy định về thành lập, quy mô cụm công nghiệp và đặc biệt phân cấp phân quyền mạnh cho các địa phương để nâng cao tính tự chủ.

Như vậy có thể thấy, về mặt chính sách từ năm 2005 đến nay, Bộ Công Thương liên tục bám sát theo dõi và kịp thời chỉnh sửa cũng như cập nhật những yếu tố mới giúp các cụm công nghiệp trên cả nước thuận lợi phát triển, góp sức vào sự tăng trưởng chung của ngành công nghiệp các địa phương cũng như toàn ngành công nghiệp.

Sự can thiệp kịp thời này đã tạo nên sức phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng cho các cụm công nghiệp. Số liệu thống kê từ Cục Công Thương địa phương cho thấy: Cả nước có trên 730 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 24.900 ha đi vào hoạt động, thu hút gần 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 64%, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 660.000 lao động. Việc đầu tư, phát triển cụm công nghiệp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình tiếp cận đất đai, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất. Các cụm công nghiệp này ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân trên chính quê hương của mình, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới”, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương khẳng định.

Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp đang được Bộ Công Thương chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của các địa phương, bộ ngành liên quan và dự kiến trình Chính phủ vào cuối quý II/2023.
Việt Nga

Tin mới cập nhật

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm, nhu cầu việc làm tại các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu lại tăng cao.
Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Tỉnh Lâm Đồng xác định 8 mục tiêu tái cơ cấu ngành công nghiệp với tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 7,5-9%/năm.
Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Infographic | Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng tăng 8,3%

Theo số liệu báo cáo được Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Hiện đại hay truyền thống?

Đổi mới hoàn toàn hay giữ lại phần nào nét truyền thống để tạo sự khác biệt là vấn đề cần cân nhắc trong cải tiến mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Hà Nội chú trọng phát triển bền vững cho làng nghề truyền thống

Sản xuất và tiêu dùng mang tính phát triển bền vững là tiêu chí được TP. Hà Nội tập trung định hướng chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP.
Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Kết nối tiêu thụ cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024 sẽ giúp quảng bá sản phẩm tới đông đảo khách tiêu dùng Thủ đô.
Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Phát triển xe ô tô điện: Cần động lực và chính sách cụ thể

Chuyển đổi điện hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần chú trọng lộ trình phát triển các dòng xe ô tô điện hóa phù hợp với lộ trình chuyển đổi năng lượng.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Phiên bản di động