Báo động nợ xấu gia tăng
Ngân hàng vẫn phải cân nhắc cơ cấu nợ dù nợ xấu gia tăng Nợ xấu gia tăng, ngân hàng “đau đầu” rao bán tài sản thế chấp Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm diện rộng, xuất hiện mức dưới 3%/năm |
Theo chuyên gia phân tích Vũ Mạnh Hùng thuộc VNDirect, mặc dù các nút thắt ngành ngân hàng đang được tháo gỡ quyết liệt, song kết quả kinh doanh quý III/2023 của các ngân hàng vẫn thấp hơn kỳ vọng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của Top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất tiếp tục duy trì xu hướng tăng lên 2,24% tại cuối quý III - mức cao nhất kể từ năm 2017.
Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ giảm nhẹ xuống còn 94% vào cuối quý III so với 98% vào cuối quý II – bằng với mức cuối năm 2020, điều này cho thấy bộ đệm dự phòng tốt hơn của ngành trong những năm qua.
“Chúng tôi nhận thấy có một tín hiệu tích cực khi tổng % nợ nhóm 2 giảm đã xuống còn 2,3% vào cuối quý III so với 2,5% vào cuối quý II, cho thấy sự hình thành nợ xấu đang chậm lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động kinh tế còn đang khó khăn, chúng tôi tin rằng chi phí dự phòng sẽ tiếp tục bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý tới”, chuyên gia Vũ Mạnh Hùng nhận định.
![]() |
Chất lượng tài sản của các ngân hàng tiếp tục suy giảm, với tỷ lệ NPL toàn ngành duy trì xu hướng tăng lên mức 2,24%. Ảnh minh họa |
Thống kê của VNDirect cho thấy tăng trưởng tín dụng, cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn là xu hướng. Vào cuối quý III, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng 7,0% so với đầu năm - thấp hơn nhiều mức tăng trưởng tín dụng hệ thống 11,0% sv đầu năm vào cuối quý III năm ngoái, nhưng đã tăng đáng kể từ mức 4,48% vào cuối tháng 8/2023.
Trong quý III, có xu hướng tăng trưởng khác nhau giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần. Đặc biệt, nhóm ngân hàng Vietcombank, BIDV có mức tăng trưởng tín dụng khiêm tốn lần lượt là 1,0%/1,4% so với quý trước, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng tín dụng trung bình 2,4% so với quý trước (Top 25 ngân hàng niêm yết lớn nhất).
Theo chuyên gia, tăng trưởng tín dụng yếu là kết quả của: nhu cầu tín dụng yếu do nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục và khẩu vị rủi ro cho vay của các ngân hàng này thấp. Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại lại chứng kiến mức tăng trưởng tín dụng mạnh với trọng tâm là cho vay khách hàng doanh nghiệp (VPB: 6,4% so với quý trước, VIB: 4,6% so với quý trước, LPB: 4,0% so với quý trước).
“Trong quý IV/2023, chúng tôi tin rằng các ngân hàng có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn và hạn mức tăng trưởng tín dụng lớn (VPB, MBB, HDB) sẽ duy trì vị thế dẫn đầu về tăng trưởng tín dụng trong ngành. Chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng tín dụng 10% so với cùng kỳ cho năm 2023, tăng từ mức 7,0% vào cuối Q3/23, nhưng vẫn thấp hơn mức mục tiêu 14% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra”, chuyên gia VNDirect nói.
Vẫn theo chuyên gia, tổng NIM của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 47 điểm cơ bản xuống 3,32% so với cùng kỳ trong quý III, với 22/25 ngân hàng có NIM giảm do tốc độ tăng lãi suất cho vay thấp hơn tốc độ tăng của chi phí huy động để hỗ trợ khách hàng của các ngân hàng này. Điều này phù hợp với khuyến nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, có một tín hiệu tích cực khi COF của cả ngành giảm 33 điểm cơ bản so với quý trước trong quý III, quý giảm so với quý trước đầu tiên kể từ quý I/2022. Điều này chủ yếu nhờ vào nguồn huy động chi phí thấp bắt đầu có hiệu quả và tỷ lệ CASA tăng cao hơn (từ 18,1% cuối quý II/2022 lên 18,9% cuối quý III/2023).
Trong quý IV, chuyên gia kỳ vọng COF sẽ giảm hơn nữa nhờ tiền gửi chi phí thấp sẽ chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng (lãi suất tiền gửi đã giảm đáng kể 40-100 điểm cơ bản ở tất cả các kỳ hạn trong quý III/2023).
Tuy nhiên, NIM có thể sẽ không cải thiện ngay lập tức trong bối cảnh nhu cầu tín dụng còn yếu như hiện tại.
Tin mới cập nhật

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng
Tin khác

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành

Infographic | Thu ngân sách Nhà nước hai tháng đạt gần nửa tỷ đồng

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực chốt lời gia tăng
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
