Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho đồng bào dân tộc

Tham gia các buổi tập huấn, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được các kiến thức về kỹ năng bán hàng, xúc tiến thương mại, ứng dụng chuyển đổi số…
Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực Bắc Giang sắp tổ chức chương trình du lịch “Lục Ngạn mùa vải chín” năm 2023

Nhóm hộ liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị

Xác định, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nhiệm vụ quan trọng, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn nhằm hỗ trợ đồng bào tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, hình thành thói quen kinh doanh bền vững, dài hạn, quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương, tạo sinh kế bền vững.

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn cho đồng bào dân tộc
Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của địa phương (Ảnh: Minh Nga)

Theo đó, đầu tháng 11/2023, Ban Dân tộc đã tổ chức lớp tập huấn “Nhóm hộ liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm”. Đây là hoạt động thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tham gia lớp tập huấn có hơn 110 học viên là: Chi Đoàn thanh niên, chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, hộ sản xuất kinh doanh ở các thôn thuộc các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực I, II. Các học viên đã được nghe Tiến sĩ Phạm Thị Tân - giảng viên Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp thông tin, trao đổi về những kiến thức cơ bản về: Chuỗi sản xuất nông nghiệp; lập kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị ưu tiên; đặc điểm chuỗi giá trị nông nghiệp; phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… Song song với các nội dung lý thuyết được trao đổi tại lớp tập huấn, các học viên được tham gia thảo luận nhóm về xây dựng chuỗi liên kết kinh doanh để lựa chọn sản phẩm sản xuất kinh doanh phù hợp với kinh tế hộ gia đình; đánh giá được những ưu điểm, hạn chế của từng mô hình liên kết sản xuất. Đặc biệt, các học viên đã được tiếp cận với một số hình thức quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại…

Thông qua lớp tập huấn, các học viên biết thêm nhiều kiến thức về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; vai trò của thương mại điện tử trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Từ đó, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Tập huấn “Kỹ năng bán hàng qua mạng”

Trước đó, Ban Dân tộc đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng bán hàng qua mạng” cho 100 đại biểu đại diện các hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn cho đồng bào dân tộc
Trải nghiệm bán hàng trên nền tảng số cùng Tik Toker (Ảnh: Dương Triều)

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe Tiến sĩ Trần Đức Trí – Khoa kinh tế, Học viên Nông nghiệp chia sẻ và hướng dẫn các nội dung: Tổng quan về thương mại điện tử (TMĐT); cơ hội, thách thức và các rủi ro khi thực hiện giao dịch trên sàn TMĐT; so sánh bán hàng theo cách truyền thống và bán hàng TMĐT (bán hàng online); ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm khi ứng dụng TMĐT. Đặc biệt, lớp tập huấn đã đi sâu vào: Giới thiệu một số hình thức bán hàng TMĐT phổ biến tại Việt Nam; những quy định khi kinh doanh TMĐT; kỹ năng nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược Maketing sản phẩm nông sản trên Internet; một số kỹ năng nhằm thu hút khách hàng, xây dựng thương hiệu trên Internet; khởi tạo và vận hành gian hàng chuẩn SEO trên sàn TMĐT; xây dựng và vận hành kênh bán hàng trên nền tảng mạng xã hội.

Qua 2 ngày tập huấn, các học viên đã được nghe, thảo luận và thực hành trực tiếp cách tạo gian hàng trên một số sàn TMĐT… Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về chuyển đổi số nói chung và về vai trò, lợi ích của mua bán trực tuyến trên sàn TMĐT nói riêng.

Đây là những kiến thức rất cụ thể và thiết thực đối với các học viên. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong hợp tác xã và người dân trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT.

Bồi dưỡng kiến thức cho trưởng nhóm người có uy tín

Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho trưởng nhóm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự lớp tập huấn là trưởng nhóm người có uy tín trên địa bàn 76 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi của 06 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên. Đây là những người uy tín đã được UBND các xã và tập thể người uy tín trên địa bàn xã bình bầu, cử là trưởng nhóm người có uy tín trên địa bàn.

Bắc Giang: Triển khai nhiều chương trình tập huấn cho đồng bào dân tộc
Tuyên truyền, vân động đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng (Ảnh: T.H)

Tại lớp tập huấn, các trưởng nhóm người có uy tín đã được báo cáo viên thuộc Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các chuyên đề về: Công tác giám sát và phản biện xã hội; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền thân thiện cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; kỹ năng nắm bắt tình hình dư luận xã hội. Ngoài ra, trong chương trình tập huấn, các trưởng nhóm người có uy tín đã được cán bộ chuyên môn của Ban Dân tộc hướng dẫn một số kỹ năng sử dụng mạng xã hội (Zalo, Facebook) và khai thác thông tin trên mạng Intenet bằng điện thoại di động để phục vụ công tác; triển khai, quán triệt về vai trò, trách nhiệm của người trưởng nhóm tại cơ sở và cách thức cung cấp thông tin qua nhóm Zalo chung của trưởng nhóm người có uy tín tỉnh Bắc Giang...

Đồng thời, trao đổi, giải đáp các ý kiến chia sẻ, phản ánh của đại biểu người có uy tín về các vấn đề liên quan đến đất đai và tình hình an ninh – quốc phòng, kinh tế - văn hóa – xã hội trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, công tác cải cách hành chính của tỉnh và lĩnh vực dân tộc trong tình hình hiện nay.

Thông qua đợt tập huấn, các trưởng nhóm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản trong công tác giám sát, tuyên truyền, vận động; những kiến thức, kinh nghiệm về phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác giữ gìn an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là cách ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Lê Hoàng

Tin mới cập nhật

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Tuyên Quang: Tốc độ tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt gần 9%/năm

Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hình thành vùng rừng nguyên liệu với gần 200 nghìn ha; tốc tăng trưởng ngành lâm nghiệp đạt 9%/năm.
Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Khẩn trương phân bổ vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc năm 2024

Các tỉnh đang khẩn trương phân giao kế hoạch vốn năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Phú Thọ: Triển khai các dự án phát triển sản xuất, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình MTQG 1719 đã kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thừa Thiên Huế: Hiệu quả từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế đang “thay da đổi thịt’ nhờ triển khai hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Kiên Giang: Tập trung đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Kiên Giang tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quảng Trị: Đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều công trình, dự án dân sinh đã được tỉnh Quảng Trị triển khai, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị giúp tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, Quảng Nam đang khẩn trương triển khai các nguồn vốn được phân bổ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Hiệu quả từ mô hình liên kết trồng cây atiso

Mô hình liên kết trồng cây atiso tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Phú Yên: Phát huy hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế

Nhờ các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc tỉnh Phú Yên có những chuyển biến tích cực.

Tin khác

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Bình: Triển khai nhiều mô hình sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình sinh kế phục vụ sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang: Chú trọng tổ chức các lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế-xã hội

Bắc Giang đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Hòa Bình: Triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Hòa Bình đã triển khai nhiều hạt động nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Sơn La: Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng

Triển khai các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La.
Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nghệ An: Đánh thức tiềm năng cây dược liệu

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ dược liệu, thời gian qua, Nghệ An đã hỗ trợ nhiều dự án trồng, chế biến dược liệu tại các huyện phía Tây.
Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Hà Nội: Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị

Phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nội dung được TP. Hà Nội ưu tiên đầu tư.
Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng xác định, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc.
Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Thanh Hóa: Quyết liệt triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tại Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang được triển khai, góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào.
Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Bắc Kạn: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Sóc Trăng: Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Nhiều dự án, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại tỉnh Sóc Trăng phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động