Ba động lực để tăng trưởng kinh tế cao hơn trong nửa cuối năm

Kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2023 được dự báo sẽ thuận lợi hơn so với 6 tháng đầu năm nhờ vào các chính sách của CP thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng
IMF: Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi nửa cuối năm 2023

Với 3 động lực chính là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2023 được dự báo sẽ tăng trưởng thuận lợi hơn so với nửa đầu năm cho dù nhiều khó khăn vẫn đang “bủa vây.”

Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh vấn đề này.

Ba dong luc de tang truong kinh te cao hon trong nua cuoi nam hinh anh 1
Chế biến cá tra xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN)

Thưa ông, nhiều chuyên gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 thấp hơn kỳ vọng do chịu nhiều tác động bất lợi đến từ bên ngoài. Quan điểm của ông về nhận định này?

Phó Tổng Cục trưởng Lê Trung Hiếu: Là nền kinh tế có độ mở cao, những biến động của kinh tế thế giới vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của Việt Nam.

Cụ thể, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nhẹ, lạm phát tăng cao dẫn đến cầu tiêu dùng thế giới giảm. Điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm đơn đặt hàng trong nước và quốc tế, dẫn tới hoạt động sản xuất trong nước của Việt Nam bị thu hẹp, hàng loạt doanh nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng.

Thêm vào đó, sản lượng của ngành công nghiệp chế biến sụt giảm và cả trị giá xuất khẩu cũng bị giảm, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng.

Cùng đó, việc thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu trên thế giới và chi phí logistics tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng như gây áp lực lên lạm phát.

Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc mặc dù đang phục hồi nhưng vẫn chậm nên đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam bởi Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam.

Ngoài ra, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tuy vẫn được duy trì nhưng chưa thực sự chắc chắn do tâm lý của các nhà đầu tư vào sự phục hồi kinh tế thế giới chưa ổn định. Vì vậy, số lượng các dự án có quy mô lớn đăng ký giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Với các tác động bất lợi như vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,72% nhưng đây vẫn là nỗ lực lớn của Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn khó khăn.

Nhiều định chế tài chính lớn vẫn nhận định hai đầu tàu kinh tế giới là Mỹ và Trung Quốc vẫn đối mặt với nhiều rủi ro trong 6 tháng cuối năm. Vậy những rủi ro này sẽ tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam thưa ông?

Phó Tổng Cục trưởng Lê Trung Hiếu: Các Tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy ban các vấn đề kinh tế-xã hội Liên Hợp quốc (UNDESA), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ yếu đi đáng kể trong cả năm 2023 và đầu năm 2024, chủ yếu do tác động trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chi phí lãi vay cao với điều kiện tài chính thắt chặt hơn đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của hộ gia đình, tới hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ ra thị trường, đồng thời làm giảm đầu tư của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.

Vì vậy, đây sẽ là các yếu tố làm giảm nhu cầu đặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam cũng như làm giảm hoạt động đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam trong nửa cuối năm 2023.

Với Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc không đạt kỳ vọng do nhu cầu toàn cầu yếu. Do vậy, việc tái mở cửa nền kinh tế sớm hơn dự kiến đã giúp cho kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn nhưng mức độ lan tỏa đến các nền kinh tế trên thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng còn hạn chế.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 của Việt Nam đang đặt ra những áp lực lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều thách thức khó đoán định. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Phó Tổng Cục trưởng Lê Trung Hiếu: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2023 là 6,5% thì tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm phải đạt trên 9,1%. Đây là nhiệm vụ rất khó hoàn thành trong bối cảnh nhu cầu thị trường chưa tăng, đơn hàng nước ngoài chưa có nhiều chuyển biến rõ nét khi nền kinh tế thế giới vẫn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn, cầu tiêu dùng thế giới vẫn yếu và khó dự báo.

Ba dong luc de tang truong kinh te cao hon trong nua cuoi nam hinh anh 2
Các container hàng hóa tại Cảng Hải Phòng. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Vì vậy, một số tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam so với đầu năm. Cụ thể, IMF đã hạ dự báo từ 6,5% xuống 4,7%, WB hạ dự báo từ 6,3% xuống 6%, ADB hạ từ 6,5% xuống 5,8% nhưng cơ bản vẫn ở mức tích cực, phù hợp với diễn biến tình hình.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm được dự báo sẽ thuận lợi hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 nhờ vào các chính sách của Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; trong đó đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công trong nửa cuối năm được xem là giải pháp trọng tâm. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng, các giải pháp, chính sách cần tập trung vào 3 động lực:

Thứ nhất, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh sẽ là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Với kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm khoảng 711 nghìn tỷ đồng, các cấp, ngành phải tiếp tục nỗ lực đáp ứng được mục tiêu giải ngân tối thiểu 95%.

Thứ hai, tiêu dùng nội địa sẽ có mức tăng trưởng khá nhờ vào một loạt chính sách của nhà nước nhằm khuyến khích tăng tiêu dùng như chính sách giảm thuế VAT 2%, chính sách tăng tiền lương cơ bản, kích cầu du lịch nội địa. Đây sẽ là nhân tố kích cầu tiêu dùng do tăng thu nhập. Cùng với đó, lạm phát có xu hướng tăng chậm lại và được duy trì trong tầm kiểm soát.

Thứ ba, tận dụng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với đó, việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới sẽ giúp đa dạng hóa, mở rộng thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Đối với xuất khẩu dịch vụ, cần triển khai các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế đến và lưu lại Việt Nam dài ngày hơn; tăng số lượng và thời gian đi du lịch của khách trong nước và quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng.

Với các giải pháp đồng bộ như vậy, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm 2023.

Xin cảm ơn ông!./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.
Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Dự án thành phần 3 sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản phần xây dựng trước tháng 12/2025, lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Các chuyên gia cho rằng, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tin khác

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang gấp rút hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Theo chuyên gia, Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, theo đó, việc thu phí vào nội đô sẽ xuất hiện nhiều bất cập.
Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc khắc phục những tồn tại của biển báo hiệu nêu trên là cần thiết và phù hợp quy định của pháp luật.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động