Ăn trái cây thay thế rau xanh có tốt không?
Đề xuất tăng xuất khẩu một số trái cây, sản phẩm thủy sản Nỗ lực quảng bá trái cây Việt Nam tại thị trường Thái Lan Những lưu ý để uống nước ép trái cây hiệu quả nhất |
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, rau và trái cây là 1 trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý ở gia đình. Cả 2 loại đều cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin C, chất khoáng, vi khoáng, các chất chống ô xy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mãn tính không lây.
Thực tế, dù trái cây rất có ích cho cơ thể, tuy nhiên lại không phù hợp để thay thế hoàn toàn rau xanh.
![]() |
Rau và trái cây đều cung cấp đủ cho cơ thể vitamin, chất khoáng. Ảnh minh họa |
Trái cây và rau củ là một phần của bữa ăn lành mạnh và cân bằng
Tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp đào thải chất độc cholesterol và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật, như: hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt…
Các kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các loại rau như rau ngót, rau đay, rau dền là những loại có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về hàm lượng caroten, vitamin C (179 – 64 - 52 mg%), hàm lượng sắt (2,8 - 2,5 - 2,1 mg%), giàu các muối khoáng, vi khoáng, lượng protein cao gấp 3 - 5 lần các loại rau khác (3 - 6 g%).
Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380 mcg% retinol; 2,8 mg% vitamin C; 1,2 mg% sắt), có kém rau ngót, rau đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ.
Đáng lưu ý, các loại rau gia vị như mùi, tía tô, húng, thìa là,..có hàm lượng caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt, cao nhất là tía tô, húng quế, ớt vàng, đồng thời chúng giàu sắt (1- 3 mg%). Rau gia vị lại được sử dụng tươi sống không bị tổn thất dinh dưỡng qua nấu nướng, nên giá trị sử dụng các vitamin rất cao. Ngoài ra các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng sinh thực vật rất có giá trị.
Các loại trái cây chín màu vàng, đỏ, da cam như đu đủ, hồng, dưa hấu, cam, quýt vàng có hàng lượng caroten khá cao và giàu sắt (0,9 - 1,2 mg%). Đặc biệt màng gấc tươi có hàm lượng caroten đặc biệt cao. Đây là một loại quả quý được nhiều người quan tâm nghiên cứu về khả năng phòng bệnh thiếu vitamin A, chống oxy hoá và ung thư.
Trái cây có được thay thế cho rau xanh?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.
Hiện nay, trong bữa ăn gia đình, trái cây đã trở thành một thứ không thể thiếu. Một số người lo lắng rau xanh không đảm bảo về an toàn thực phẩm nên cho rằng có thể bớt lượng rau hoặc không ăn rau nhưng trái cây nhất định phải có và coi nó như một thức ăn thay thế rau xanh. Đúng là trái cây ngon và quý, rất có ích cho cơ thể, tuy nhiên dùng trái cây để thay thế hoàn toàn rau, thì lại không phù hợp với khoa học dinh dưỡng.
![]() |
Bạn có thể kết hợp rau và trái cây thành ly nước ép bổ dưỡng. Ảnh minh họa |
Tác dụng của rau là cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp đào thải chất độc cholesterol ra khỏi cơ thể và chống táo bón. Một số rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có các tinh dầu và kháng sinh thực vật. Ví dụ như: hành ta, hành tây, tỏi, củ cải, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt,… Hàm lượng các sinh tố và chất xơ trong rau lại cao hơn so với trái cây.
Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong trái cây giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trên đường tiêu hoá chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt 90%.
Như vậy có thể thấy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tuối thọ vì hàm lượng chất xơ nhiều hơn trong hoa quả, chính vì vậy không thể dùng trái cây để thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình. Nên sử dụng đủ rau và trái cây quanh năm với lượng trung bình là 400 g/người/ngày.
Tin mới cập nhật

Sử dụng giấm táo thế nào để an toàn cho sức khỏe?

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Ăn gạo lứt: Điều gì nên và không nên?

Bột sắn dây có những lợi ích thế nào?

Hà Nội phát hiện 10.240 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”

Tác dụng ít người biết của loại rau đặc sản của mùa đông

Có nên uống collagen thường xuyên?

Những lợi ích không ngờ tới của việc uống cà phê đen vào buổi sáng

Những lưu ý khi chế biến và ăn khoai lang
Tin khác

Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Hạt chia có những lợi ích gì cho sức khỏe?

Top những thực phẩm giàu chất dưỡng ẩm cho làn da trong mùa đông

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Ăn hạt chia có tốt cho sức khỏe không?

Mùa rươi: Ăn rươi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dầu hoa anh thảo: Mỹ phẩm thiên nhiên làm đẹp da hữu ích?

Bệnh nhân đột quỵ gia tăng khi trời lạnh

Vì sao khoai sọ được coi là 'thần dược của người nghèo'?

Những loại gia vị nào hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả?
Đọc nhiều

Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Nhà thầu Mạnh Quân và những bí quyết kinh doanh ít người làm được

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023: Giá dầu thế giới bất ngờ suy yếu

Giá vàng chiều nay 8/12/2023: Vàng trong nước đồng loạt giảm 200.000 đồng/lượng chiều bán ra

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/12/2023: Dầu thế giới biến động nhẹ
