Lợi ích vàng của hạt sen
Bồi bổ cho cả nhà với món gà hầm hạt sen thơm phức Sản xuất thành công sữa từ hạt sen, hạt đậu đen: Đón đầu xu hướng tiêu dùng |
Hạt sen không chỉ dùng để ăn vặt, nấu chè, làm mứt, chế biến nhiều món ăn ngon bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý dùng làm thuốc. Hạt sen có thể ăn sống trực tiếp hoặc nấu chín, chế biến thành nhiều món ăn ngon, là thành phần trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
![]() |
Hạt sen được ví như “thần dược” nhờ sở hữu nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Ảnh minh họa |
Trong Đông Y, hạt sen được ví như “thần dược” nhờ sở hữu nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Hạt sen có chứa những dưỡng chất thiết yếu như: tinh bột, chất đạm, chất béo, một số vitamin và khoáng chất. Trong hạt sen có các loại vitamin B2, natri, kali, canxi, magie, phốt pho… Và đặc biệt, hạt sen hoàn toàn không chứa cholesterol, rất có lợi cho sức khỏe.
Chữa mất ngủ
Hạt sen là một vị thuốc quý giúp bồi dưỡng cơ thể và chữa các bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược. Các món ăn chế biến từ hạt sen có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và an thần, giúp giấc ngủ ngon hơn. Nhiều bà bầu thường khó ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thế mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ cũng như em bé. Vì thế, các bà bầu nên ăn hạt sen để có giấc ngủ ngon hơn.
Các mẹ cũng cần lưu ý giữa hạt sen có một mầm xanh thường gọi là “tâm sen”, có vị đắng hơi khó ăn, tuy nhiên bạn đừng vội bỏ đi vì tâm sen cũng có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp rất tốt.
Chữa đau đầu
Nghiên cứu cho thấy, trong hạt sen có chứa nhiều protid, glucid… và nhiều vitamin nhóm B, vitamin PP và vitamin C (có nhiều trong sen tươi). Do đó, hạt sen được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đau đầu, mất ngủ (đặc biệt là đau nửa đầu).
![]() |
Hạt sen còn được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon bổ dưỡng. Ảnh minh họa |
Để chữa đau đầu, người ta thường dùng hạt sen kết hợp với một số vị thuốc hoặc nguyên liệu khác để tăng dược tính. Bài thuốc này có tác dụng điều trị đau đầu mất ngủ hiệu quả. Có thể kể đến các vị như long nhãn, đậu đen, đậu xanh, ngải cứu, nhân trần, thục quy…
Giúp cho tóc luôn đen, mượt
Trong một nghiên cứu công bố đầu tháng 6 vừa qua trên tạp chí Y học thử nghiệm phân tử của Mỹ thì tinh dầu chiết từ cánh, nhị, hạt và ngó sen có tác dụng tốt trong việc bài tiết melamin, đặc biệt là hợp chất có tên plamitic acid methyl ester, thông qua cơ chế có tên là melanogenesis, đây chính là hợp chất giúp cho tóc của con người không bị bạc, gẫy hoặc bị lão hóa sớm do thiếu melamin.
Làm trẻ da mặt
Trong Y học cổ truyền của người Ấn Độ thường tận dụng tối đa tác dụng của hoa sen, hạt sen, lá sen để làm tăng sắc đẹp cho phụ nữ. Đặc biệt, hoa sen rất giàu axít linoclic protein, phốt pho, sắt, vitamin A và C, được dùng trong spa thư giãn hoặc tinh dầu sen được pha vào bồn nước tắm, giúp khử tế bào da già cỗi và lưu thông khí huyết.
Trong hạt sen còn chứa nhiều chất chống ô-xy hóa nên có tác dụng tích cực ngăn ngừa sự hủy hoại của các gốc tự do trong cơ thể thông qua các món ăn khoái khẩu và hợp khẩu vị. Đặc biệt, nước ép từ ngó sen được xem là sản phẩm “đánh tan” các vết nám, tàn nhang, mụn nhọt, làm cho da trở nên sáng láng.
Chống lão hóa
Hạt sen và củ hạt sen có chứa một loại enzyme đặc biệt có tác dụng “hàn gắn, phục hồi” protein trong cơ thể con người bị tổn thương và cuối cùng làm cho làn da luôn trẻ trung. Chính vì lợi thế này các hãng bào chế dược phẩm, mỹ phẩm hiện nay đang tìm kiếm, chiết xuất enzyme để đưa vào các sản phẩm chống lão hóa của họ. Bên cạnh đó, hạt sen còn giàu hàm lượng kaempferol, một chất flavonoid tự nhiên rất hữu ích, có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt là tác dụng chống viêm các mô lợi, nhất là ở nhóm người cao niên.
Với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, hạt sen đã được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và y học. Tuy nhiên, cần lựa chọn hạt sen có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm và sử dụng hạt sen ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời phải nhận thức được các phản ứng dị ứng tiềm ẩn của bản thân với hạt sen, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
