4 giải pháp thu hút đầu tư logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều điểm nghẽn trong phát triển logistics
Hiện nay vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics (VLA), số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, chưa cung cấp được dịch vụ tích hợp và chất lượng cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu.
![]() |
Việc quy hoạch đồng bộ logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho vùng |
Chia sẻ tại diễn đàn “Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long” ngày 26/5, bà Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam - cho biết, hiện hạ tầng giao thông vận tải vẫn là điểm nghẽn, kìm sự phát triển của khu vực ĐBSCL.
Theo bà Hòa, tại khu vực ĐBSCL đường bộ còn nhỏ hẹp, nhiều tuyến mới chỉ được láng nhựa, vì thế chưa đáp ứng nhu cầu vận tải, đặc biệt là đòi hỏi về vận tải hành khách, hàng hóa với thời gian nhanh, chất lượng cao, đường bộ cao tốc trong vùng đến thời điểm này mới có gần 100km. Vùng chưa có cảng biển nước sâu để có thể làm đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đi các nước trong khu vực và đi các tuyến biển xa…; chưa phát huy được lợi thế tự nhiên của hệ thống đường thủy nội địa, tính kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế…
Thừa nhận những điểm nghẽn trong lĩnh vực hàng hải tại khu vực ĐBSCL, ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cho biết, điểm yếu lớn nhất của khu vực là hạ tầng cảng biển phân tán. Chúng ta có tới 12 cảng biển tại 13 tỉnh ĐBSCL. Thứ hai là các cảng biển nằm ở sâu hơn 180km so với cửa biển.
Cùng với đó, hiệu quả khai thác cảng chưa cao. Chúng ta có 12 cảng biển nhưng mỗi năm chỉ khai tác được 21 triệu tấn. Tính ra trung bình mỗi cảng chỉ được hơn 1 triệu tấn/năm. Đây là con số quá nhỏ.
Cùng với đó là tình trạng thiếu trung tâm logistic, thiếu kho lạnh, trung tâm phân phối. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng trong cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu. Cụ thể, hàng xuất khẩu tại khu vực chủ yếu là hàng nông sản vận chuyển bằng kho lạnh, trong khi hàng nhập khẩu chủ yếu là than, quặng và hàng tiêu dùng vận chuyển bằng container thường. Đây là bài toán khó cho vùng trong việc phát triển logistics.
![]() |
Các đại biểu tham dự diễn đàn ngày 26/5 |
Làm thế nào để thu hút vốn
Theo PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, để thu hút vốn đầu tư vào logistic, khu vực ĐBSCL cần có 4 nhóm giải pháp chính. Thứ nhất là giải pháp về cơ chế chính sách. Theo đó, ĐBSCL cần xây dựng cơ chế tài trợ vùng chính thức cho các cơ sở hạ tầng cấp vùng nhằm đầu tư phát triển hạ tầng logistics bao gồm hệ thống giao thông vận tải, kết nối liên kết vùng, hạ tầng kho bãi và trung tâm phân phối đặc biệt là hạ tầng logistics phục vụ cho nông thủy sản (cold chain logistics). Ban hành các cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài, cơ chế khuyến kích doanh nghiệp tham dự. Đồng thời tăng cường vai trò của hợp tác công tư (PPP) để tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân và phát huy tính hiệu quả cao của dựa án.
Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công trong thu hút đầu tư phát triển logistics tại ĐBSCL là các khâu liên quan đến quy trình tuyển dụng; tính minh bạch giữ vai trò đóng góp và sự phát triển bền vững của ngành logistics vùng ĐBSCL.
Thứ 2, đẩy mạnh liên kết vùng. Việc thực hiện xây dựng 8 trung tâm đầu mối: trong đó 1 trung tâm đầu mối có chức năng tổng hợp ở TP. Cần Thơ; 4 trung tâm đầu mối cấp vùng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau; 3 trung tâm đầu mối có chức năng chủ yếu liên quan đến logistics ở các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng theo như Quy hoạch tích hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 không những sẽ góp đáng kể cải thiện năng lực phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển bền vững của vùng ĐBSCL.
Trong đó, ĐBSCL cần có chiến lược phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, thủy sản gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị có vai trò là trung tâm cấp vùng, tiểu vùng và các đầu mối hạ tầng quốc gia, liên vùng; là nơi cung cấp các dịch vụ về logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu gom, chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các sản phẩm thế mạnh của vùng.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị vùng bằng cách hoàn hiện thể chế điều phối vùng theo hướng tăng cường vai trò của các địa phương, thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và giới nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả các hoạt động liên kết, xây dựng vùng. Nâng cao tính hiệu quả trong thực tiễn để cụ thể hóa việc triển khai thực hiện quy hoạch vùng, việc sử dụng nguồn lực, phân bổ nguồn lực, xây dựng danh mục dự án có tính lan tỏa, động lực, các dự án đường ven biển của Vùng.
Thứ tư, là phát triển nguồn nhân lực logistic thông qua việc đào tạo đặc thù của vùng, tăng tính thực tế; cung cấp dịch vụ logistics phù hợp phục vụ phát triển các ngành lợi thế của vùng và bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người trong vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức cho nguồn nhân lực về các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững. Đồng thời ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý, khai thác dịch vụ logistics.
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
