Xuất khẩu thực phẩm sang thị trường Nhật Bản: Lách qua khe cửa hẹp

Thị trường Nhật Bản khó tính nhất thế giới với các quy định khắt khe, phức tạp, gia tăng thị phần tại thị trường này doanh nghiệp thực phẩm trong nước xác định đối mặt nhiều thách thức.
Tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhờ CPTPP Tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhờ CPTPP
Nhiều dư địa cho hàng thực phẩm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Nhiều dư địa cho hàng thực phẩm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhiều rào cản

Theo ông Tạ Đức Minh- Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới. Đối với hàng nông sản, thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật.

Hệ thống phân phối hàng hóa tại Nhật Bản nổi tiếng phức tạp với nhiều tầng cấp khác nhau và các chức năng riêng biệt. Đơn cử, hầu như mọi chuỗi siêu thị của Nhật Bản không nhập khẩu hàng trực tiếp từ nhà cung ứng nước ngoài, mà mua qua các đầu mối nhập khẩu lớn. Việc tiếp cận và bán hàng trực tiếp vào hệ thống phân phối của Nhật Bản khá khó khăn.

Người dân Nhật Bản có nhận thức cao về sức khoẻ, đòi hỏi sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm phải có chất lượng tốt và rất nhạy cảm với sản phẩm vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đã mất tuy tín, mặt hàng thực phẩm đó rất khó quay trở lại bàn ăn của người tiêu dùng Nhật Bản.

Với kinh nghiệm thực tế nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm Việt Nam phân phối tại thị trường Nhật Bản, ông Ken Griffey Santo- Giám đốc Công ty BETOHASU, chia sẻ, nhập khẩu thực phẩm vào Nhật Bản phải tuân thủ nhiều bộ luật, ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, như: Luật kiểm dịch thực vật, luật an toàn thực phẩm …

doanh nghiệp thực phẩm Việ Nam đối mặt nhiều thách thức khi tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Mặt khác, để nhập khẩu thành công ngoài việc đáp ứng thói quen tiêu dùng còn phải điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Ví dụ, công ty đã mất 1 năm để bản địa hoá sản phẩm mắm nêm ngon Thuận Phát mới có thể nhập khẩu thành công.

Ngoài ra, nhãn mác sản phẩm phải ghi rõ các thành phần chính, thành phần dễ gây dị ứng…và tuân thủ các quy định trong luật hiển thị sản phẩm, luật ghi nhãn cao cấp, luật tái chế bao bì, luật khuyến khích sử dụng các nguồn lực…

Cũng bởi độ khó cao, dù là thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong nước nhưng thị phần của nông sản, thực phẩm Việt Nam tại Nhật Bản còn khá nhỏ bé: Rau tươi đông lạnh 1,3%, hoa quả 2,7%; cà phê 14,7%...

Nắm rõ các quy định

Dù khó nhưng ông Tạ Đức Minh cho biết, thời điểm hiện tại là cơ hội tốt cho doanh nghiệp thực phẩm trong nước đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nguyên do, đồng yên mất giá, lạm phát tăng khiến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tiêu dùng thiết yếu tăng cao. Trong khi mức lương danh nghĩa của người dân Nhật Bản không thay đổi, ngân sách chi tiêu trong gia đình căng thẳng. Về lâu dài, người tiêu dùng Nhật Bản có thể hướng tới lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn trong số các sản phẩm nhập khẩu nhưng có chất lượng, công dụng tương tự. Đây là cơ hội cho hàng Việt Nam.

Mặt khác những sản phẩm được nhập khẩu nhiều và ưa dùng tại Nhật Bản như: Cá và sản phẩm chế biến từ cá; tôm, lươn, thịt, đậu nành…là thế mạnh sản xuất của Việt Nam và có khả năng cung ứng tốt.

Hơn nữa, lượng du học sinh và người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản tăng 10 lần trong thập kỷ qua, năm 2021 là 430.000 người cũng là phân khúc hấp dẫn, dễ khai thác cho doanh nghiệp trong nước.

Theo Giám đốc Công ty BETOHASU, ở các thành phố lớn của Nhật Bản quán ăn Việt Nam khá phổ biến nhưng ở thành phố nhỏ, vùng nông thôn hiện vẫn chưa có hoặc có rất ít. Do vậy, vẫn còn nhiều dư địa cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản để phục vụ đối tượng này.

Vị giám đốc doanh nghiệp này cũng bày tỏ, sau khi làm việc với đối tác Việt Nam nhận thấy kiến thức về xuất nhập khẩu giữa 2 bên cần sự đồng nhất để đạt hiệu quả, nhất là về trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Có một hiện trạng, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn chưa có nhiều kiến thức, nhận thức cao về vấn đề này.

Ngoài những chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của ông Santo, để doanh nghiệp trong nước thuận lợi thâm nhập thị trường Nhật Bản, đại diện Thương vụ Việt Nam cũng lưu ý: Việc tiêu thụ sản phẩm thực phẩm của người dân Nhật Bản phụ thuộc vào địa điểm sinh sống, giới tính, do vậy doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn phân khúc phù hợp.

Doanh nghiệp cũng cần thiết lập một liên kết chặt chẽ đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong mọi khâu từ sản xuất đến bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu cũng cần có sự đa dạng về khẩu vị, cải tiến mẫu mã để thu hút khách hàng; ổn định giá cả và lượng hàng cung ứng; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm.

Việt Nga

Tin mới cập nhật

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.

Tin khác

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động