Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Động thái mới từ Thái Lan cạnh tranh với hàng Việt

Cuộc đua XK sầu riêng sang thị trường Trung Quốc ngày càng nóng. Thái Lan quyết định tự nâng tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng XK sang thị trường này giữ thị phần
Xuất khẩu sầu riêng đi Trung Quốc: Cửa đã mở nhưng vẫn phải tính xa Kỷ lục chưa từng có, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng 4.120%

Người Thái tự nâng tiêu chuẩn hàng xuất khẩu

Là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, Trung Quốc mỗi năm chi khoảng trên dưới 4 tỷ USD để nhập khẩu trái sầu. Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, quốc gia này nhập khẩu 821.500 tấn sầu riêng tươi vào năm 2021, tăng gấp 4 lần so với năm 2017. Năm 2022, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nhưng thị trường hơn 1,4 tỷ dân này vẫn nhập khoảng 800.000 tấn sầu riêng.

Sầu riêng Thái Lan "phủ sóng" tại Trung Quốc nhiều năm nay. Nhờ đó, nông dân xứ chùa Vàng thu về vài tỷ USD mỗi năm.

Thế nhưng, sầu riêng Thái Lan hiện có thêm đối thủ cạnh tranh. Từ tháng 7/2022, Trung Quốc chính thức “cấp visa” cho trái sầu riêng Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này. Ngoài ra, từ 4/1/2023, Trung Quốc cũng cho phép sầu riêng Philippines xuất sang nước này.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Động thái mới từ Thái Lan cạnh tranh với hàng Việt
Thái Lan quyết định nâng chuẩn sầu riêng xuất khẩu để cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc (Ảnh: Tâm An)

Thực tế, từ tháng 9/2022 (thời điểm xuất lô sầu riêng sang Trung Quốc theo nghị định thư) đến nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam tăng đột biến. Thậm chí, tháng 10 ngoái, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc còn tăng khoảng 4.120% so với cùng kỳ năm 2021. Sầu riêng Việt được người tiêu dùng ở thị trường này ưu chuộng, giá bán cạnh tranh với sầu Thái Lan.

Những tháng cuối năm 2022, truyền thông Thái Lan liên tục đề cập việc sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch thành công vào thị trường Trung Quốc với giá cả cạnh tranh khiến nông dân Thái Lan không khỏi bất an.

Vụ thu hoạch sầu riêng năm 2023 ở miền đông Thái Lan sắp đến, với sản lượng ước khoảng 756.456 tấn sầu riêng tươi, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc thu hái sầu riêng chính thức từ ngày 10/3. Các giống sầu riêng Puang Manee, Chani và Monthong lần lượt được thu hoạch.

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng tăng tại thị trường Trung Quốc, năm nay, Thái Lan nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sầu riêng xuất khẩu. Theo đó, chất khô tối thiểu phải đạt 35%, thay vì 32% như năm ngoái. Cùng với đó, Thái Lan cũng thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng bằng đường bộ, đường sắt quá cảnh qua Lào, nhờ đó vận chuyển sầu sang Trung Quốc sẽ nhanh hơn so với đường biển.

Theo chuyên gia ngành bảo vệ thực vật, chất khô trong quả tăng thì nước ít đi. Như vậy quả sầu riêng sẽ chắc và ngon hơn. Đây là một động thái của Thái Lan nhằm giữ chân người tiêu dùng Trung Quốc.

Queen Frozen Fruit Co, Ltd - một trong những nhà xuất khẩu sầu riêng lớn nhất của Thái Lan - đã ký thỏa thuận với nhóm doanh nghiệp Trung Quốc về việc bán 5.000 container sầu riêng tươi và đông lạnh. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Prapat Pothasuthon cho biết, thỏa thuận khẳng định các đơn đặt hàng sầu riêng Thái Lan sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc, đảm bảo đầu ra cũng như lợi nhuận cho nông dân Thái Lan.

Theo Chủ tịch của Queen Frozen Fruit Co, Ltd, người tiêu dùng Trung Quốc rất ưa chuộng sầu riêng Thái Lan. Tổng các đơn đặt hàng từ thị trường này đã vượt 200.000 tấn trong năm 2023.

Sầu Việt đừng ép số lượng mà quên chất lượng

Các vựa sầu ở Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Đơn hàng từ các nhà nhập Trung Quốc dồn dập đổ về. Một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng ở nước ta tiết lộ, mỗi tháng họ xuất 1.000 tấn sầu riêng theo đơn đặt hàng từ phía đối tác nhập khẩu Trung Quốc.

Tại diễn đàn thúc đẩy giao thương nông sản và thực phẩm với Trung Quốc mới đây, bà Trà My - Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cũng cho hay, lần về nước này bà mang theo đơn hàng sầu riêng lên tới 150.000 tấn.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Động thái mới từ Thái Lan cạnh tranh với hàng Việt
Sầu Việt Nam cần làm tốt vấn đề chất lượng hơn là số lượng (Ảnh: Tâm An)

Tuy nhiên, bà khẳng định thị trường Trung Quốc giờ khó tính ngang với Mỹ và Nhật Bản. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong nước không nên “gò ép” số lượng mà quên đảm bảo chất lượng.

“Hôm trước tôi đến một kho hàng sầu riêng, thấy nhiều quả số lượng múi không đủ, vẫn còn sâu, rệp trên vỏ. Nếu chúng ta cứ cố đóng những container hàng như vậy thì khả năng cao sẽ bị trả lại, ảnh hưởng xấu tới uy tín ngành hàng”, bà My nói.

Nhận định là thị trường lớn và tiềm năng với quả sầu riêng, bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn xuất khẩu trái cây Chánh Thu, tiết lộ dự tính xuất khẩu 20.000-30.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc trong năm 2023.

Tuy nhiên, bà cũng lo lắng về vấn đề chất lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc hiện nay. Bởi, vừa qua giá sầu riêng tăng cao kỷ lục, hàng khan hiếm, một số nhà vườn đang chạy theo lợi nhuận, ép vựa mua cả hàng xấu, cắt hàng non (có lợi về cân nặng) chứ không có sự chọn lọc. Trong khi thương lái thiếu hàng chấp nhận gom mua tất cả các loại sầu mà không phân biệt chất lượng.

"Chúng ta mất rất nhiều năm mới có thể xuất khẩu chính ngạch được sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Thay vì làm hàng đạt chuẩn xuất khẩu để chiếm thị phần, nay lại chạy theo lợi nhuận, thu mua ồ ạt cả hàng kém chất lượng, sầu non, chẳng khác nào quay lại thời kỳ tư duy buôn chuyến”, bà nói.

Bà cũng nhấn mạnh, không thể vì khoản lãi 1-2 tỷ mỗi chuyến mà đánh mất uy tín, mất đi mối hàng mà nhiều năm mới xây dựng được.

Trao đổi về thị trường sầu riêng Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, nhận định, sầu Việt đang có nhiều lợi thế cạnh tranh so với sầu Thái và Philippines. Ông dẫn chứng, sản lượng sầu của Việt Nam hiện tăng lên trên dưới 1 triệu tấn, cho thu hoạch gần như quanh năm, trong khi Thái Lan và Philippines chỉ thu theo mùa.

Quãng đường vận chuyển từ nước ta sang Trung Quốc ngắn hơn cũng là một lợi thế giúp sầu Việt tươi ngon, chi phí vận chuyển tính vào giá thành sẽ rẻ hơn hàng các đối thủ.

Nhờ đó, sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc được kỳ vọng sẽ thành trái cây tỷ USD. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về vấn đề gian lận mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, chất lượng hàng xuất khẩu,... Không làm tốt những vấn đề này sẽ khó mở rộng được thị phần tại thị trường Trung Quốc vì các đối thủ cạnh tranh của sầu Việt ngày càng mạnh.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc: Động thái mới từ Thái Lan cạnh tranh với hàng Việt

Sầu riêng sốt chưa từng có, giá bạc triệu mỗi quả, nỗi lo quay về thời 'buôn chuyến'

Sầu riêng đang trong những ngày sốt giá chưa từng có, thành loại quả có giá tiền triệu, xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng thuận lợi. Nhưng các doanh nghiệp lại lo lắng về chất lượng của loại trái cây này.

vietnamnet.vn

Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Phiên bản di động