Xuất khẩu sang thị trường Anh: Doanh nghiệp cần sẵn sàng đáp ứng tiêu chuẩn UKCA
Kim ngạch xuất khẩu sang Anh 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 3 tỷ USD | |
UKVFTA: Hiểu xuất xứ, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn |
Quy định mới
Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2023, Vương quốc Anh sẽ áp dụng bắt buộc nhãn hiệu chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn riêng, gọi là nhãn hiệu UKCA cho hầu hết các sản phẩm công nghiệp nhập khẩu vào thị trường , thay thế cho nhãn hiệu CE, vốn được dùng chung trên cả thị trường EU trước đây.
Ngoài ra, để hỗ trợ và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình đổi nhãn hiệu, Bộ Kinh doanh, năng lượng và chiến lược công nghiệp Anh vẫn tiếp tục chấp nhận phụ tùng nhập khẩu vào Anh trước ngày 31/12/2022 phục vụ cho khâu bảo trì, bảo dưỡng mà không cần tái thử nghiệm hoặc dán lại nhãn.
UKCA là nhãn hiệu chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Vương quốc Anh, UKCA bắt buộc cho một số sản phẩm lưu hành tại thị trường Anh (khu vực England, xứ Wales và Scotland). Các sản phẩm cần có nhãn hiệu UKCA hầu hết tương đương với các sản phẩm cần nhãn hiệu CE.
Bộ Công Thương cho biết, dán nhãn hiệu UKCA có 4 đối tượng cần quan tâm, gồm: Nhà sản xuất, nhà tiếp thị sản phẩm, nhà nhập khẩu và nhà phân phối. Không có chi phí nào từ phía Chính phủ Anh liên quan đến dán nhãn hiệu UKCA nếu doanh nghiệp tự công bố.
Theo lưu ý của , nhãn UKCA chỉ áp dụng ở Vương quốc Anh (gồm England, xứ Wales và Scotland), còn đối với Bắc Ireland vẫn có thể sử dụng chứng nhận tiêu chuẩn chung châu Âu CE hoặc nhãn CE UKNI riêng biệt. Do vậy, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu để thực hiện chính xác chứng nhận cần cho thị trường mục tiêu xuất khẩu.
Việc UKCA trở thành cầu bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp lưu thông và sử dụng tại Anh đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc nhanh chóng đăng ký, đáp ứng tiêu chuẩn UKCA, thay thế cho CE hiện có để có thể đủ điều kiện bán hàng tại Anh.
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) - ông Tạ Hoàng Linh cho hay, nhãn UKCA có quy định riêng về mẫu mã, hình thức và có thể do doanh nghiệp tự đánh giá hoặc bên thứ 3 đánh giá tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng cụ thể. Vì vậy, việc hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về UKCA với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu sang Anh là thiết thực và cần triển khai ngay.
Chuẩn bị đáp ứng yêu cầu của thị trường
Hiện Việt Nam đứng thứ 23 trong số các nước xuất khẩu nhiều nhất đến Anh trong 2 năm vừa qua. Tỷ trọng kim ngạch mặt hàng xuất khẩu công nghiệp (không kể sắt thép, kim loại) của Việt Nam sang Anh trong năm 2021 đạt 2,54 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng giá trị xuất khẩu.
Năm 2019, giá trị nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt Nam vào Anh là 1,2 tỷ bảng Anh. Con số này vào năm 2021 có thể lớn hơn nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA). Do đó, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nếu đáp ứng tốt các điều kiện nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn trên thị trường Anh nhờ Hiệp định UKVFTA.
Còn theo bà Nguyễn Khánh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, việc xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam đóng vai trò to lớn, quan trọng, trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Anh vì vậy việc hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về UKCA là thiết thực, cần triển khai ngay.
Thực tế, yêu cầu vể UKCA được Chính phủ Anh triển khai từ năm 2021, nhưng kể từ đó đến nay thị trường này vẫn chấp nhận nhãn CE và UKCA. Tuy nhiên, ông Nguyễn Cảnh Cường – Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh cho biết, hết năm 2022, Anh sẽ không chấp nhận sản phẩm công nghiệp nhập khẩu có nhãn CE nữa mà bắt buộc các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu phải chuyển sang dán nhãn UKCA. “Nếu các doanh nghiệp không tuân thủ quy định này thì hàng hoá sẽ bị hải quan Anh từ chối khi xuất khẩu qua thị trường này”- ông Cường khuyến nghị.
Để chuẩn bị cho việc triển khai quy định này từ thị trường Anh, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp xuất khẩu phải có sự chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
“Yêu cầu đối với nhãn UKCA về mặt kỹ thuật giống với nhãn CE. Các doanh nghiệp từng xuất k khẩu sang EU rồi sẽ hiểu CE là gì, đã áp dụng rồi sẽ đáp ứng được nhãn UKCA. Tuy nhiên, về mặt thủ tục hành chính, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ để có thể đáp ứng được yêu cầu nhãn mác, tránh tình trạng Hải quan Anh phải hỏi lại, bắt trình giấy tờ mới”- ông Cường khuyến nghị.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, cơ quan quản lý nhà nước vừa có trách nhiệm, khả năng hương dẫn cho doanh nghiệp, chuẩn bị quy trình, chuẩn bị nhãn mác mới khi hàng xuất khẩu sang Anh là đóng mác nhãn UKCA. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền cho doanh nghiệp về vấn đề này.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ cùng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tiếp tục tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn về nhãn hiệu UKCA cho các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu nắm rõ và thực hiện. "Thương vụ Việt Nam tại Anh cũng sẽ tích cực, sẵn sàng hỗ trợ và giúp kết nối với các tổ chức cấp UKCA cho doanh nghiệp, qua đó để sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh được thuận lợi, dễ dàng"- ông Cường thông tin.