Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh, sầu riêng tiếp tục là điểm sáng
Sầu riêng xuất khẩu thu về gần 900 triệu USD Xuất khẩu sầu riêng dự kiến khoảng trên 3 tỷ USD |
7 tháng xuất khẩu rau quả đã đạt 3,83 tỷ USD
Sự tăng trưởng đều đặn ở mức hai con số đã giúp xuất khẩu rau quả Việt liên tục lập những kỳ tích mới. Với động lực và đà tăng trưởng như hiện nay, rau quả Việt Nam có thể vươn tới kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm nay.
Điều này hoàn toàn có căn cứ khi 7 tháng xuất khẩu rau quả đã đạt 3,83 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ. Đáng chú ý trong Top 10 thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam (trừ Hà Lan), mặt hàng này đều có sự tăng trưởng với hai con số. Đặc biệt khi mới đây, Hàn Quốc đã đồng ý nhập khẩu trái bưởi tươi của Việt Nam và sầu riêng Tây Nguyên đang bước vào vụ khi Thái Lan đã hết mùa.
![]() |
Đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu rau quả là sầu riêng. Ảnh minh họa |
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng có xu hướng tăng. Bên cạnh xây dựng thương hiệu, vị thế tại thị trường truyền thống Trung Quốc, ngành hàng rau quả ngày càng được mở rộng ở khu vực Đông Bắc Á.
Ở khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu rau quả cao nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22% so với cùng kỳ. Tiếp theo, Hàn Quốc cũng tăng 55% so với cùng kỳ.
Ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng trong tương lai, Đông Bắc Á là thị trường chiến lược của rau quả Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu không những hưởng lợi từ thuế quan mà còn giảm chi phí vận chuyển, logistics so với các thị trường như: EU, Mỹ…
Ông Nguyễn Đình Mười, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vina T&T chia sẻ, hiện các nước nhập khẩu trái cây đều đưa ra những rào cản kỹ thuật khác nhau, buộc doanh nghiệp, người sản xuất phải tuân thủ tuyệt đối. Bởi vậy, nông dân sản xuất trái cây xuất khẩu cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Xuất khẩu sầu riêng có thể đạt khoảng 3 tỷ USD
Đáng chú ý là đóng góp vào 1,5 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng trong nửa đầu năm, chủ yếu là sầu riêng trái vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long, cộng với một phần sầu riêng chính vụ của khu vực này và sầu riêng ở Duyên hải Miền Trung, Đông Nam bộ.
Theo ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, diện tích sầu riêng trên cả nước hiện khoảng 150 nghìn ha, trong đó, một nửa nằm ở Tây Nguyên (hơn 75 nghìn ha). Sầu riêng hiện đang được trồng ở 4 khu vực là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, với thời gian thu hoạch sầu riêng chính vụ kéo dài từ tháng 4 đến gần cuối năm.
Như vậy, có thể thấy, trong nửa cuối năm nay, xuất khẩu sầu riêng sẽ tiếp tục sôi động khi các tỉnh Tây Nguyên bước vào thu hoạch sầu riêng. Ngoài sầu riêng Tây Nguyên, nhiều diện tích sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch chính vụ trong tháng 7, tháng 8. Rồi từ tháng 9 đến hết năm, sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long lại cho thu hoạch trái vụ (thời gian làm sầu riêng trái vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm sau). Ngoài ra nguồn cung còn được bổ sung từ sầu riêng ở Đông Nam bộ.
Sản lượng sầu riêng Việt Nam đang tăng lên cũng là yếu tố quan trọng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng. Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, nhiều diện tích sầu riêng được trồng từ 5-6 năm trước, năm nay bắt đầu bước vào thu hoạch. Do đó, ước tính sản lượng sầu riêng Việt Nam trong năm nay sẽ tăng 15-20% so với năm 2023.
Đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu rau quả là sầu riêng. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,32 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Hiện mùa vụ sầu riêng Tây Nguyên đang vào vụ thu hoạch và là cơ hội để sầu riêng bứt phá, khẳng định vị thế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Ông Đặng Phúc Nguyên nhận định xuất khẩu sầu riêng có thể đạt khoảng 3 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, diện tích sầu riêng được cấp mã số vùng trồng mới đạt khoảng 25.000 ha so với tổng diện tích trồng sầu riêng cả nước khoảng 150.000 ha. Việt Nam tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc mở rộng thêm mã số vùng trồng. Nhưng ngành sẽ không chỉ tập trung mở rộng vùng trồng và tăng diện tích mà đã đến lúc phải tập trung vào kiểm soát, quản lý chất lượng.
Giá giảm do cạnh tranh mạnh mẽ giữa các thị trường xuất khẩu
Giá sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới đang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 4/2024, giá bình quân sầu riêng nhập khẩu vào nước này là 5,38 USD/kg, thấp hơn đáng kể so với giá bình quân nhập khẩu trong tháng 3/2024 là 5,63 USD/kg. Trong đó, giá bình quân sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam là 4,22 USD/kg, giảm hơn 1 USD/kg so với giá bình quân tháng 3 (5,23 USD/kg).
Giá sầu riêng giảm là do sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các nước xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, khi mà diện tích và sản lượng sầu riêng ở nhiều nước Đông Nam Á đang tiếp tục tăng lên và có thêm những nước được xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường này. Trong tháng 6 vừa qua, sầu riêng tươi Musang King của Malaysia đã chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, giá sầu riêng giảm ở thị trường Trung Quốc không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì lâu nay giá sầu riêng ở Trung Quốc vẫn ở mức cao khiến cho nhiều người tiêu dùng chưa thể tiếp cận được.
Khi giá sầu riêng giảm xuống, sẽ có thêm nhiều người Trung Quốc có thể mua sầu riêng và sử dụng thường xuyên, dẫn tới nhu cầu nhập khẩu sầu riêng của nước này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên.
Tin mới cập nhật

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Việt Nam thu về 425 triệu USD từ xuất khẩu hạt điều

Tháng 1/2025, xuất khẩu cua của Việt Nam đạt 19 triệu USD
Tin khác

Xuất khẩu tôm tăng 30,8% so với cùng kỳ

Tháng 1/2025, xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt 7.600 tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng phi mã, đạt hơn 5.500 USD/tấn

Nhập khẩu hạt điều của Việt Nam từ Tanzania tăng mạnh

Hồ tiêu hướng tới giá trị xuất khẩu 1,5 tỷ USD

Giá cà phê biến động: Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó sao?

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Mỹ

Doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng làm gì khi siết kiểm định?

Xuất khẩu sang Singapore: Doanh nghiệp lưu ý quy định mới

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê
Đọc nhiều

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt
