Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã cán đích 1 tỷ USD
Xuất khẩu cá ngừ đã giảm tốc Xuất khẩu cá ngừ sang Italy "lao dốc" |
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lạm phát tiếp tục "phủ bóng" lên các thị trường trong tháng cuối năm 2022 khiến cá ngừ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tính cả năm 2022 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã cán đích 1 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2021. Đây cũng là lần đầu tiên ngành hàng cá ngừ đạt giá trị tỷ USD.
![]() |
Cá ngừ đại dương được đặt trên bàn sơ chế kiểm tra chất lượng thịt trước khi bán cho thương lái. |
Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang 99 thị trường trên thế giới. Trong số đó, Mỹ, EU, các nước trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Israel, Thái Lan, Saudi Arabia, Nga, Philippines và Ai Cập là các thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 92% tổng giá trị xuất khẩu.
Đức, Tây Ban Nha và Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong khối EU năm qua. Riêng trong tháng 12/2022, xuất khẩu cá ngừ sang Đức và Tây Ban Nha đang tăng "phi mã" ở mức 3 con số, lần lượt là 161% và 117%.
Đáng chú ý trong các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là Nhật Bản. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này đã tăng trưởng cao liên tục trong quý cuối năm 2022.
Riêng tháng 12, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng tới 131% so với cùng kỳ. Góp phần đáng kể đưa cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường CPTPP đạt gần 136 triệu USD, tăng 48% so với năm 2021.
Đối mặt với lạm phát, nhiều thị trường có sự sụt giảm nhập khẩu cá ngừ đáng kể. Điển hình như tại thị trường Mỹ, sau khi sụt giảm trong tháng 11, xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm 38% trong tháng 12/2022. Tuy nhiên, tính lũy kế cả năm 2022, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ vẫn tăng 44%, đạt gần 487 triệu USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo, xuất khẩu cá ngừ trong quý I/2023 sẽ không thể giữ được kết quả tích cực như năm 2022 và thị trường có thể sẽ hồi phục vào nửa cuối năm 2023.
Tuy nhiên, trong thời điểm đầu năm, các hiệp định thương mại tự do đang là động lực thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường./.
Tin mới cập nhật

Gần 43.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong tháng đầu năm 2023

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai công việc ngay sau Tết Nguyên đán

Hiệp định Paris: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Điểm sáng nền kinh tế Việt Nam

Điểm nghẽn được nhận diện, vững tin kinh tế Việt Nam 2023
Tin khác

Cần những quyết sách kịp thời trong thời điểm quan trọng

Chấn hưng văn hóa, tỏa sáng văn minh

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp được triển khai

Đối mặt "cơn gió ngược" trong 2023, những kịch bản tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng

WEF 2023 - Cơ hội để Việt Nam chia sẻ tầm nhìn với cộng đồng quốc tế

Nghị quyết 01/NQ-CP: Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn

Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng kinh tế số mạnh trong ASEAN

Đồ uống có cồn bất hợp pháp tại Việt Nam gây thiệt hại kinh tế cao nhất ở Đông Nam Á

Lạc quan với tăng trưởng GDP năm 2023

Việt Nam giữ vững vị thế trong top 30 quốc gia hùng mạnh nhất
Đọc nhiều

Đền Trần Nam Định tấp nập khách đi lễ, du xuân

Nam Định: Hàng vạn người đổ về phiên chợ "mua may, bán rủi"

Văn phòng Chính phủ có 89 trường hợp xin thôi việc trong năm 2022

Xuất khẩu nông sản chính ngạch cơ hội “tỷ đô” cho Đắk Lắk

Quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực trong năm 2023

Cái bắt tay tạo lập trật tự năng lượng toàn cầu mới

Lãi suất diễn biến ra sao sau Tết Nguyên Đán?

Du khách ùn ùn đổ về Sa Pa, xếp hàng dài cả cây số chờ cáp treo lên đỉnh Fansipan

Mùng 4 Tết: Phủ Tây Hồ (Hà Nội) đông kẹt cứng
