Việt Nam lọt top 10 thế giới về kiều hối
Đón dòng kiều hối - “Con hổ Việt Nam” tăng sức mạnh tài chính |
Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, cho biết Việt Nam - đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế “con hổ mới châu Á” - tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.
![]() |
Kiều hối đang đến từ người Việt đi làm việc ở nước ngoài chuyển tiền về nước bổ sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh |
Kiều hối là sự dịch chuyển của dòng tiền từ kiều bào hoặc từ người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài gửi về cho người thân, gia đình. Các loại tài sản được xem là kiều hối gồm: tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, có đơn vị ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các nước, đặc biệt là quốc gia đang phát triển, kiều hối mang lại những lợi ích tích cực và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.
Báo cáo trên nhận định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế toàn cầu trong 2 năm qua, đi kèm với lạm phát leo thang tại nhiều quốc gia, dòng kiều hối về Việt Nam vẫn khá ổn định so với các năm trước. Cụ thể, theo số liệu của WB và KNOMAD, tổng lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng gần 5% trong năm 2022 và từ 3,6% - 4,5% trong năm tiếp theo, sau khi ghi nhận mức tăng 5% trong năm 2021.
Mức tăng này tương đương khoảng 1 tỷ USD và đạt gần 19 tỷ USD. Như vậy, với con số ấn tượng này, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.
Các ngân hàng nhận định rằng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ giúp cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, mà còn phục vụ chính sách thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam, giúp ngành ngân hàng tăng dự trữ ngoại hối.
Trong tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm, Mỹ là quốc gia có số lượng người Việt Nam nhập cư và sinh sống nhiều nhất, tiếp đó là Anh, Australia, Canada. Còn về xuất khẩu lao động, lượng kiều hối chủ yếu đến từ các thị trường xuất khẩu lao động chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc).
Tin mới cập nhật

Tìm điểm cân bằng để ngân hàng rót “tiền tươi” giải cứu trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt mức lãi suất điều hành thêm 0,5%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ nới room ngoại lên 49% cho số ít ngân hàng?

Khuyến khích ngân hàng cho vay lúa gạo tín chấp trên cơ sở quản lý dòng tiền

Doanh nghiệp kỳ vọng lãi vay trung dài hạn giảm về mức hấp dẫn hơn

Ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiết kiệm về dưới 9%/năm, chỉ còn 1 ngân hàng 9,2%

Mừng lãi suất, lo khó vay

Giảm lãi suất điều hành: Quyết định “đi trước, đón đầu” trong điều hành chính sách

Vì sao doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng?
Tin khác

Ngân hàng Nhà nước: Giảm 0,5%/năm với lãi suất cho vay ngắn hạn

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất, kỳ hạn 6-9 tháng gửi ngân hàng nào lợi nhất?

NHNN thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng

Lãi vay hạ nhiệt chậm, người mua nhà sốt ruột tìm cách tất toán

Đồng loạt hạ lãi suất, tung ưu đãi kích cầu tín dụng

Tín dụng khựng lại và nỗi lo nợ xấu

Lãi suất cho vay mua nhà giảm: Thổi hơi ấm cho thị trường bất động sản

Lãi suất tiền gửi giảm đồng loạt từ ngày 6/3
Đọc nhiều

Ngày 1/4 khai mạc mùa du lịch hè Cô Tô 2023

Yên Bái: Phát hiện xe tải chở lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng giả

CIC: Bế mạc Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp cơ sở năm 2023

Phụ nữ dân tộc Mông, Dao thi đua làm giàu, xây dựng nông thôn mới vùng cao Bản Cái khởi sắc

Quảng Ninh: Ăn nhiều thịt bò tái, một bệnh nhân nhiễm sán dây bò nguy hiểm

Hàng ngàn người tham gia “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” tại TP. Hồ Chí Minh

9 tỉnh muốn phát triển mô hình khu công nghiệp như ở Bình Dương

Bộ Công an nói về việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi

Nghệ An: Doanh nghiệp bán lẻ “tung chiêu” kích cầu tiêu dùng
