Vì sao đậu bắp được ví là “nhân sâm xanh” trong các loại thực phẩm?
Thương lái Trung Quốc thôn tính vùng trồng đậu bắp xanh? Lợi ích của quả kiwi - Kiwi vàng hay xanh tốt hơn? Thực phẩm "đại kỵ" với mật ong |
Đậu bắp là một loại cây ăn quả đến từ Tây Phi, tên khoa học Abelmoschus esculentus và có khá nhiều tên gọi khác nhau như mướp tây, bắp chà, bông vàng hoặc thảo cà phê…Ngoài việc được sử dụng như một loại rau, đậu bắp còn được xem như một loại dược liệu quý với nhiều lợi ích đáng kể. Theo quan niệm Đông y, loại quả này có vị chua và tính ôn, mang lại công dụng giảm đau và có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu…
Đậu bắp được ví là “nhân sâm xanh” trong các loại thực phẩm - Hình minh họa |
Trong trái đậu bắp có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như natri, kali, chất xơ, protein, sắt, vitamin C, vitamin B6, magie 57mg và các khoáng chất. Đậu bắp có lượng calo thấp chỉ 33 calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.
Những giá trị dinh dưỡng từ đậu bắp
Có thể thấy, đậu bắp có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Với lượng calo và đường thấp giúp đậu bắp mang đến nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể khi sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hoặc uống nước đậu bắp.
Tránh nguy cơ thiếu máu: Nếu bạn thường xuyên sử dụng khoảng 100g đậu bắp từ 3 - 4 bữa ăn/tuần sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu máu nhờ hàm lượng chất sắt, kali,... có trong loại rau này. Đối với bệnh nhân thiếu máu có thể uống nước đậu bắp thường xuyên sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo máu.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Chất insulin chứa trong đậu bắp có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Sử dụng đậu bắp thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước đậu bắp kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ giúp ổn định tình trạng đường huyết.
Phòng chống loãng xương: Ăn đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng chống được tình trạng loãng xương nhờ chất nhầy trong đậu bắp có khả năng bôi trơn các khớp xương. Vitamin K, vitamin B9 của đậu bắp cũng giúp hạn chế được tình trạng mất canxi, vì thế khi sử dụng đậu bắp sẽ giúp xương chắc khỏe. Hàm lượng magie cao trong đậu bắp cũng giúp cải thiện tình trạng căng cơ bắp chân, bắp tay,...
Giảm mụn, đẹp da: Không chỉ giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý mà đậu bắp còn có chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn trứng cá. Đậu bắp có chứa lượng pectin dồi dào giúp tăng độ đàn hồi, căng mịn cho da nếu sử dụng đều đặn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả: Trong quá trình giảm cân, việc bổ sung nguồn chất xơ và đầy đủ các loại vitamin là vô cùng cần thiết. Đối với đậu bắp không chỉ chứa nhiều chất xơ cùng các loại vitamin, khoáng chất mà chúng còn có lượng calo thấp, ít đường là thực phẩm lý tưởng hỗ trợ quá trình giảm cân.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng Vitamin C chứa trong 100g đậu bắp đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng hiệu quả.
Sử dụng đậu bắp hiệu quả nhất
Ngoài các món ăn như nấu canh chua, luộc làm rau hoặc xào thì uống nước ngâm đậu bắp cũng là cách hiệu quả để bổ sung thêm chất nhầy, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Với phương pháp này thực hiện khá đơn giản và dễ uống.
Cách ngâm nước đậu bắp
- Bước 1: Sơ chế khoảng 4 trái đậu bắp bằng cách rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi.
- Bước 2: Cắt đôi hoặc thái nhỏ đậu bắp cho vào cốc sạch đã chuẩn bị sẵn khoảng 250ml nước sôi để nguội.
- Bước 3: Ngâm từ 6 - 8 tiếng để chất nhầy trong đậu bắp được tiết ra, lọc lấy nước và uống hàng ngày. Dấu hiệu để nhận biết nước ngâm đậu bắp có thể dùng được là khi nước có độ đặc quánh lại và hơi nhầy.
Nước ngâm đậu bắp là cách tận dụng giá trị dinh dưỡng hiệu quả - Hình minh họa |
Nên uống nước đậu bắp khi nào?
Thời điểm sử dụng nước đậu bắp tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. Bởi vì khi dạ dày chưa có thức ăn từ tối hôm trước sẽ được bổ sung 1 lớp chất nhầy giúp bôi trơn dạ dày và đường ruột. Mỗi tuần chúng ta nên thực hiện uống nước ngâm đậu bắp đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần xen kẽ bổ sung loại rau này trong các bữa ăn. Không nên lạm dụng nước đậu bắp vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào thải của thận.
Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị bất kỳ bệnh nào bằng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng làm mất hiệu quả thuốc. Đối với những người thường gặp triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì không nên sử dụng nhiều đậu bắp vì lượng fructose trong đậu bắp dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.