Ứng dụng công nghệ số phòng, chống dịch bệnh
![]() |
BusMap với “Bản đồ Covid” ứng dụng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng |
Mới đây nhất, từ thực tế thông tin dịch tễ, lịch sử di chuyển của các ca bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng ngày càng nhiều nhưng chỉ được thông tin, trình bày bằng văn bản, các bản tin từ thông báo số ca mắc bệnh đến lịch trình di chuyển của bệnh nhân. Việc theo dõi bản tin chỉ toàn chữ số khô khan khiến người dân gặp khó khăn trong việc nhận biết các khu vực nguy hiểm để phòng tránh.
Thấy được thực tế bất lợi đó, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cùng Trung tâm Thông tin dịch vụ công 1022 phối hợp với BusMap nhanh chóng cho ra mắt “Bản đồ Covid”. Từ cơ sở dữ liệu bản đồ và công nghệ sẵn có, bản đồ dịch tễ Đà Nẵng giúp người dân nắm được thông tin qua cách hiển thị rõ ràng, dễ hiểu. Theo đó, “Bản đồ Covid” hiển thị các địa điểm liên quan tới dịch bệnh, trạng thái khu vực (hiện đang phong tỏa, nhà của bệnh nhân, điểm cách ly…) và lịch sử di chuyển của bệnh nhân mặc dù đã hơn 14 ngày.
Đặc biệt, người sử dụng bản đồ còn nhận biết được vị trí hiện tại của mình có đang ở gần các chấm “địa điểm” dịch tễ hay không. Từ đó, người sử dụng có những phương án thích hợp để phòng, chống bệnh dịch. Ngoài ra, bản đồ còn hiển thị các cổng liên hệ nhanh khi người dân phát hiện những trường hợp khác xảy ra.
Người dân có thể sử dụng bản đồ Covid được tích hợp trên ứng dụng BusMap hoặc xem trực tiếp tại: covidmaps.danang.gov.vn. BusMap được biết đến là ứng dụng tìm kiếm thông tin xe buýt ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng cũng như vài thành phố khác trên thế giới.
Ứng dụng xe buýt này nhằm hỗ trợ người dân di chuyển tiện lợi hơn bằng phương tiện công cộng và nhiều tính năng hữu ích khác như có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong việc đi xe buýt như lên xuống ở trạm nào, tuyến đường, thời gian bao lâu, giá vé ra sao...
Đến phức tạp như lựa chọn tuyến đường thông minh, kết nối với xe ôm công nghệ hoặc tương lai là metro. Theo Lê Yên Thanh - CEO của BusMap, dựa vào nền tảng công nghệ sẵn có, BusMap được Trung tâm Thông tin dịch vụ công 1022 chọn làm đối tác để cung cấp các dữ liệu trước tiên về xe buýt, sau đó là dữ liệu dịch tễ tại Đà Nẵng tạo nên “Bản đồ Covid” cho người dân.
Khi dịch bùng phát bất ngờ, nhận được liên hệ để làm bản đồ Covid, dù thời gian gấp rút nhưng với lợi thế đã sẵn sàng công nghệ, BusMap làm liên tục và chỉ mất 3 ngày để hoàn thành. Việc tích hợp dữ liệu vào bản đồ, Tổng đài 1022 tập trung việc nhập dữ liệu còn Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ về máy chủ, giúp số lượng lớn người truy cập cùng lúc vẫn đảm bảo được thông suốt.
Không chỉ thông tin từ các thông báo, bản đồ còn cập nhật từ phản ánh của người dân qua số điện thoại 1022. Vì đây là dự án vì cộng đồng, BusMap không tính đến lợi nhuận, mỗi người cùng góp một chút thế mạnh để hoàn thành thật nhanh, đưa sản phẩm đến người dân trong thời gian sớm nhất.
Cũng với mục tiêu triển khai ứng dụng giữ sức khỏe người dân tốt hơn và giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin truyền thông đã triển khai ứng dụng Bluezone “truy vết” người nghi nhiễm tại Đà Nẵng. Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp BLE (Bluetooth low energy).
Các smartphone được cài đặt Bluezone có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần trong 14 ngày. Nếu có F0, cơ quan y tế (Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) nhập dữ liệu F0 vào hệ thống. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu F0 đến tất cả các điện thoại trong cộng đồng Bluezone. Lịch sử tiếp xúc với F0 sẽ được Bluezone trên máy phân tích, so sánh.
Màn hình điện thoại cũng xuất hiện hướng dẫn liên hệ với cơ quan y tế có thẩm quyền để nhận trợ giúp. Ưu điểm của ứng dụng cảnh báo này là giúp phát hiện sớm, từ đó xác định đúng các F1, giảm số người phải cách ly. Đến nay, ứng dụng truy vết người nghi nhiễm được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Từ tháng 3 - 4/2020, các nước như Mỹ, Singapore, Australia, Việt Nam... đã sử dụng ứng dụng truy vết người nghi nhiễm bệnh.
Thời gian qua, hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã được triển khai tích cực, đạt những kết quả nhất định, được cộng đồng và nhân dân đánh giá cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, ngoài việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng, nghiên cứu phương thức phòng chống, phác đồ điều trị, phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe..., biện pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong chỉ đạo, điều hành, học tập là hết sức cần thiết để góp phần phòng chống dịch bệnh.
Các ban, ngành cũng tăng cường sử dụng hệ thống CNTT, cổng dịch vụ công, hệ thống hội nghị trực tuyến, thư điện tử... để hạn chế tiếp xúc đông người, giảm lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng, chỉ đạo các DN viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc, ứng dụng CNTT để góp phần phòng chống dịch, nhắn tin đề nghị người dân, DN tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến để hạn chế tiếp xúc đông người; thông tin về tình hình dịch bệnh...
Đây là cơ hội để các DN công nghệ số Việt Nam khẳng vị trí, năng lực cạnh tranh của mình, đáp ứng nhu cầu nhanh nhất, an toàn nhất cho người dân trong phòng, chống dịch bệnh. |
Tin mới cập nhật

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?
Tin khác

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
