Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa

Ðất nước đổi mới từng ngày, không ngừng phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ðời sống người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và khu vực miền nam nói chung theo đó cũng đã ngày một nâng cao. Chính vì vậy, nhu cầu ăn gạo chất lượng cao tăng lên.

Ðể đáp ứng nhu cầu đó, nông dân các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre đã, đang chú trọng vào sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm, lúa đặc sản; Nhà nước hướng nông dân canh tác lúa theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao hơn nữa giá trị của hạt gạo.

Chất lượng cao “lên ngôi”

Năm 2021, nông dân Tiền Giang xuống giống trên 133 nghìn ha, đạt 102%. Trong đó, nhóm lúa đặc sản, lúa thơm, lúa chất lượng cao chiếm gần 90%, tăng 50% so vụ năm 2015. Các giống lúa chất lượng cao chủ lực là: OM6976, OM18, OM380, Hương Châu 6... trên 40%; lúa thơm đặc sản: Nàng Hoa 9, Ðài Thơm 8, ST24, Jasmine 85, VD20, OM4900... chiếm gần 48%. Vùng phía đông của Tiền Giang là nơi đa số nông dân chọn giống lúa chất lượng cao, lúa thơm đặc sản để gieo sạ và cung cấp cho thị trường. Vụ đông xuân 2021-2022, nông dân tiếp tục phát huy và mang lại lợi nhuận cao hơn so với các giống lúa truyền thống như IR 50504 từ 100 đến 300 đồng/kg.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa
Ðưa máy cấy lúa kết hợp với phun thuốc vào đồng ruộng ở xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang).

Ông Nguyễn Minh Trung, xã Tân Ðiền, huyện Gò Công Ðông trồng 0,7 ha lúa VD20. Sau khi thu hoạch, năng suất ruộng lúa của ông đạt trên 8 tấn/ha, bán với giá 6.800 đồng/kg (lúa tươi tại ruộng); trừ chi phí, lợi nhuận mang về trên 25 triệu đồng/ha. Ông Trung cho biết: “Từ khi canh tác lúa đến nay, gia đình luôn chọn giống thơm, đặc sản để gieo trồng. Nhờ đó, lợi nhuận mang lại cũng khá hơn nhiều so với các giống lúa truyền thống. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chọn giống lúa VD20 để trồng. Vì giống lúa này năng suất cao, dễ trồng và bán được giá”. Vài năm trở lại đây, các huyện phía tây của Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành..., nông dân trồng lúa cũng đã chú trọng đến việc gieo trồng lúa chất lượng cao, lúa thơm.

Ông Nguyễn Văn Bảy, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy trồng 0,4 ha lúa Ðài Thơm 8. Vụ đông xuân 2021-2022, năng suất lúa đạt gần 9 tấn/ha, giá bán 5.800 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông lãi 14 triệu đồng. Vụ hè thu sớm 2022, gia đình ông tiếp tục canh tác giống lúa này. Ông Bảy cho biết, giống lúa Ðài Thơm 8 thuộc loại thơm nhẹ, gạo hơi dẻo, hạt dài..., được thị trường ưa chuộng. Nông dân ở đây đều chọn giống Ðài Thơm 8 để gieo trồng.

Tại tỉnh Bến Tre, nông dân ba huyện giáp biển: Ba Tri, Bình Ðại, Thạnh Phú trồng gần 10 nghìn ha “lúa sạch” để xuất khẩu sang các nước châu Âu. Trong đó, huyện Thạnh Phú có khoảng 6.000 ha sản xuất theo mô hình lúa-tôm. Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “lúa sạch Thạnh Phú” cho 17 hộ dân thuộc tổ hợp tác “lúa sạch” Thạnh Phú tại xã An Nhơn. Năm 2017, Hợp tác xã (HTX) lúa-tôm Thạnh Phú được thành lập để sản xuất “lúa sạch” và ký hợp đồng tiêu thụ số lượng lớn với doanh nghiệp. Hiện tại, 180 xã viên của HTX gieo trồng trên 100 ha “lúa sạch” để bán lại cho HTX xay xát, đóng gói cung ứng ra thị trường. Các xã viên sản xuất theo mô hình “lúa sạch” với các giống đặc sản như: Ðài Thơm 8, OM4900, OM6162, Nàng Keo, Tép Trắng...

Vụ lúa vừa rồi, nông dân Phan Văn Triệu, xã viên HTX đã gieo sạ 0,7 ha giống Ðài Thơm 8, bán cho HTX với giá 8.300 đồng/kg lúa tươi tại ruộng. Ông Triệu tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi trồng lúa mùa rồi phơi khô, chở ra ghe bán cho thương lái nên rất vất vả nhưng giá cả bấp bênh. Mấy năm nay, chúng tôi chuyển sang trồng “lúa sạch” bán lại cho HTX với giá ổn định, lợi nhuận cao hơn nhiều so với trước đây”.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trung bình 1 ha, nông dân trồng lúa, nuôi tôm thu lợi nhuận 70-100 triệu đồng/năm. Trong đó, sản phẩm lúa và thủy sản đều “sạch”, chất lượng cao nên không đủ để tiêu thụ. Thời gian tới, địa phương sẽ làm cầu nối để các HTX trên địa bàn ký kết với Công ty Hoa Nắng (chuyên xuất khẩu gạo) sản xuất 300 ha lúa hữu cơ xuất sang châu Âu.

Còn tại Long An, hằng năm, nông dân gieo trồng 233 nghìn ha lúa. Lúa chất lượng cao, lúa thơm chiếm trên 90% như: Jasmine 85, Ðài Thơm 8, OM4900... Những diện tích này tập trung tại huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng... Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, người dân sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản có giá trị cao hơn lúa thường từ 10-20%. Ông Nguyễn Văn Tâm, xã Bắc Hòa, huyện Tân Thạnh trồng 4,5 ha lúa OM4900. Vụ đông xuân vừa qua, ruộng lúa của ông đạt năng suất 8,2 tấn/ha, bán với giá 6.100 đồng/kg. Ông Tâm cho biết, mặc dù, giá phân thuốc, xăng dầu, công lao động, máy thu hoạch... tăng cao; giá lúa giảm, song, lợi nhuận từ giống lúa đặc sản này cao hơn 20-30% so với các giống lúa truyền thống.

Có thể nói, từ nhu cầu của thị trường, các giống lúa thơm, đặc sản ngày càng được nông dân chú trọng gieo trồng. Khoa học công nghệ tiến bộ, nông dân tận dụng các thiết bị máy móc đưa vào đồng ruộng nhằm giảm sức lao động, nâng cao hiệu quả canh tác hơn nữa.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa -0
Mô hình trồng lúa, tôm ở huyện Thạnh Phú (Bến Tre) mang lại hiệu quả cao.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa

Nắm bắt được nhu cầu, ông Nguyễn Tấn Nghiệp, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã đầu tư máy bay phun thuốc trên ruộng lúa với giá 500 triệu đồng. Mặc dù đồng ruộng ở khu vực này còn manh mún nhưng mỗi ngày máy bay phun được tối đa khoảng 40 ha. Ông Nghiệp cho biết: “Hiện nay, đa số người dân ở quê đều đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp. Người già, trẻ em không đủ sức khỏe và không quen trồng lúa.

Từ đó, chúng tôi thay họ để chăm sóc đồng ruộng. Họ chỉ việc mang thuốc bảo vệ thực vật đến, chúng tôi tự pha trộn và phun. Mỗi héc-ta giá 200 nghìn đồng/lần phun. Việc phun bằng công nghệ này không ảnh hưởng sức khỏe con người, chi phí thấp, giảm lượng thuốc bảo vệ cho mỗi lần phun”. Ngoài máy bay phun thuốc, đồng ruộng của tỉnh Tiền Giang còn có hàng chục máy bay phun giống, phân.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết: Tỉnh đã triển khai nhiều mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” tại xã Long Vĩnh (Gò Công Tây); mô hình “Sản xuất lúa theo 1 phải 5 giảm” trên toàn tỉnh, với tổng diện tích gần 150 ha và có 120 hộ nông dân tham gia.

Mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất lúa của nông dân, nhất là giảm mật độ gieo sạ và sử dụng cân đối phân bón, tăng cường sử dụng phân hữu cơ giúp cải tạo độ phì cho đất canh tác, giảm thuốc bảo vệ thực vật, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Mô hình trình diễn “Ứng dụng máy cấy/sạ kết hợp vùi phân bón ứng dụng công nghệ cao” đã được triển khai với diện tích trên 2.600 ha. Nhờ đó, lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, lợi nhuận đạt 18-20 triệu đồng/ha, tăng 2-3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Tỉnh Bến Tre đang triển khai các giải pháp như tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch các khu trồng lúa; xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất lúa theo công nghệ cao. Ðồng thời, tỉnh khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân dồn điền, đổi thửa, cho thuê đất và tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Ðịnh hướng phát triển của tỉnh là từng bước xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó trọng tâm là kêu gọi doanh nghiệp ký kết hợp tác với nông dân, quy hoạch vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của đối tác.

Trong khi đó, tỉnh Long An đã quy hoạch bốn vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gần 7.000 ha, đạt chuẩn hàng hóa xuất khẩu tại HTX Hưng Thành, xã Hưng Thạnh (Tân Hưng); HTX Dịch vụ, sản xuất và thương mại Hương Trang, xã Bình Hòa Trung (Mộc Hóa); HTX Tuyên Bình Tây (Vĩnh Hưng) và HTX Phát Lộc, xã Nhơn Hòa Lập (Tân Thạnh). Năm 2022, Long An tiếp tục mở rộng vùng trồng lúa ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu tại sáu huyện và thị xã, với diện tích là 1.400 ha; xây dựng 26 mô hình điểm tại sáu huyện, thị xã Kiến Tường, với diện tích là 1.300 ha.

Ông Trần Văn Sửa, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa (Long An) tâm sự: “Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa, nông dân được nhiều cái lợi. Việc sử dụng giống lúa xác nhận, sạ thưa, sạ hàng và sử dụng phân vi sinh giúp lúa ít sâu, bệnh, mang lại sản phẩm sạch hơn, an toàn hơn và góp phần bảo vệ môi trường. Quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng” giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhờ giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, giúp nông dân tăng lợi nhuận đáng kể so với phương pháp sản xuất truyền thống”.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng là giải pháp ưu việt, tạo hướng đi mới trước tình hình nông nghiệp có nhiều biến động như hiện nay. Ðể thực hiện được mục tiêu, các địa phương Tiền Giang, Long An, Bến Tre đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, tổ chức lại sản xuất; bảo đảm lộ trình đầu tư, quy trình sản xuất và liên kết sản xuất-tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm, đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm.
Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thời trang là nhóm giữ vị thế áp đảo trên sàn thương mại điện tử bán được 100.762 sản phẩm (62,6% doanh số) và thu về 10,97 tỉ đồng (80,03% doanh thu).
Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024.
AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) thành công, các doanh nghiệp cần phải vượt qua những thách thức về hạ tầng dữ liệu, nhân lực và chi phí đầu tư.
Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột ở mỗi quốc gia, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.

Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.
Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Tấn công chủ đích APT, mã độc gián điệp spyware và mã hoá dữ liệu tống tiền ransomware vẫn là những hình thức tấn công mạng chính trong năm 2025.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tại Tech Awards 2024, các chuyên gia đã bàn về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thiết bị gia dụng và cách AI đơn giản hóa cuộc sống.

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Phiên bản di động