Đồng bằng sông Cửu Long:
Từng bước hoàn thiện hệ thống bán lẻ
Điểm đến hấp dẫn
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, 47% hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam đến từ kênh bán lẻ; trong đó, hệ thống phân phối giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Và sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường bán lẻ (TTBL) Việt Nam trong thời gian qua (khoảng 25%) đã làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia.
![]() |
Siêu thị Co.opmart phủ đều các tỉnh, thành tại ĐBSCL |
Tính riêng TTBL ở vùng ĐBSCL có cơ cấu dao động trong khoảng 18- 20% tổng mức bán lẻ cả nước và là TTBL lớn thứ 3, sau khu vực miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Hồng. Thói quen tiêu dùng truyền thống tuy còn chiếm ưu thế nhưng cũng đã bộc lộ những nhược điểm, trong khi khuynh hướng tiêu dùng mới với các tiện ích mà nó mang lại nhanh chóng nở rộ, làm thay đổi thói quen tiêu dùng của một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị trong toàn vùng.
Hiện ĐBSCL có khoảng 1.800 chợ, chiếm 21,7% cả nước; trong đó có khoảng 600 chợ tạm và chợ hoạt động không hiệu quả. Về phát triển hệ thống phân phối hiện đại, hiện tại các tỉnh, thành phố trong vùng đều có sự hiện diện của các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Co.opmart, Vinmart, Lotte, Big C, Nguyễn Kim…
Đại diện Saigon Co.op cho biết, DN này đang có hệ thống Co.opmart, Sence City, Co.op Food trải đều khắp các tỉnh ĐBSCL. Sở dĩ Saigon Co.op đẩy mạnh khai thác TTBL tại ĐBSCL là do mức sống của người dân nơi đây không ngừng tăng lên, việc đầu tư siêu thị còn được chính quyền địa phương tạo thuận lợi. Do vậy, Saigon Co.op vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những địa điểm thích hợp để mở thêm siêu thị tại vùng này trong thời gian tới.
Trong đó, chỉ tính riêng tại TP. Cần Thơ, Saigon Co.op đang có 1 Sense City, 3 Co.opmart và 8 Co.opFood. Theo định hướng phát triển giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn Cần Thơ, Saigon Co.op sẽ đầu tư 1 trung tâm thương mại tại quận Cái Răng, 5 Co.opmart tại các quận huyện Cờ Đỏ, Ô Môn, Thới Lai, Phong Điền và Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó, DN này dự kiến mở rộng mạng lưới Co.opFood phủ kín ở các khu dân cư.
Một chuyên gia trong ngành bán lẻ nhận xét, TTBL khu vực ĐBSCL rất tiềm năng, bởi dân số đông, đời sống của người dân ngày một nâng cao, nguồn hàng hóa trong vùng khá dồi dào, thuận tiện cho việc buôn bán. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng và lợi thế trên, điểm nghẽn lớn trong hệ thống bán lẻ nơi đây là hạ tầng, trong đó có kết nối đường bộ với TP. Hồ Chí Minh, khi mà cứ dịp lễ, Tết, các tuyến đường đều tắc nghẽn. Điều này gây khó khăn và tăng thêm chi phí cho việc vận chuyển hàng từ các nơi khác tới. Việc đường giao thông không tốt cũng gây ảnh hưởng đến khai thác khách hàng ở những khu vực lân cận, các khách hàng ở xa sẽ khó tiếp cận tới điểm bán hàng…
Song song đó, lực lượng quản lý chuyên ngành bán lẻ còn yếu về năng lực và kinh nghiệm cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư... Ngoài ra, hệ thống phân phối hàng hóa ở ĐBSCL còn mang tính tự phát nhiều, liên kết trong và ngoài hệ thống phân phối còn yếu, trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật của mạng lưới chợ truyền thống còn nghèo nàn, lạc hậu
![]() |
Cần thêm chính sách phát triển
Để thúc đẩy TTBL của ĐBSCL, nhiều DN cho rằng cần phải có một hệ thống giải pháp, chính sách phát triển đồng bộ với những phương thức hỗ trợ phù hợp.
Cụ thể, các tỉnh, thành trong vùng cần phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối hàng hóa hiện đại từ thành thị đến nông thôn. Trong đó, chú trọng đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình tổ chức và phương thức hoạt động, các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu và các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển. Tăng cường kết hợp thương mại truyền thống với thương mại hiện đại. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hệ thống phân phối vì lợi ích nhà nước, DN và người tiêu dùng.
Với hệ thống bán lẻ của các tập đoàn, tổng công ty ngành hàng, thiết lập và phát triển mối liên kết dọc có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua các quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý, mua-bán. Tăng cường thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường, để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn.
Bên cạnh đó, cần có chính sách để khuyến khích các DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại ở nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư như các dự án về nông nghiệp theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của TP. Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Trong vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL, ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cũng đã đề xuất với Bộ Công Thương hàng loạt các vấn đề quan trọng trong lần làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh mới đây. Cụ thể, thống nhất xác định vai trò kinh tế của Cần Thơ trong ĐBSCL và cả nước; xác định vai trò và hướng phát triển ngành logistic và các hoạt động thương mại bán lẻ của Cần Thơ để đầu tư phát triển, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Tin mới cập nhật

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Linh Hương: Tỏa sáng vẻ đẹp Việt

Mỹ phẩm Linh Hương - Nâng tầm mỹ phẩm Việt

Giá cau tăng theo ngày, người trồng cau ở miền Trung tất bật thu hoạch

Hà Nội: Nâng cao giá trị cây chè giúp đồng bào Mường ở Ba Trại xóa đói giảm nghèo

Giữ lửa làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng

Người Hà Nội xếp hàng trong đêm chờ mua vàng ngày vía Thần Tài

Làng đào Nhật Tân nhộn nhịp ngày cận Tết

Cận cảnh quy trình sản xuất ấn Rồng dát vàng độc đáo ở Bát Tràng

Vựa lá dong lớn nhất Hà thành vào vụ Tết Nguyên đán

Bưởi Diễn bonsai giá cả trăm triệu đồng bày bán ở vỉa hè Hà Nội
Tin khác

Hoa rừng đổ bộ về Thủ đô chơi tết sớm

Bánh đa nem làng Chều - sản phẩm làng nghề mang lại doanh thu trăm tỷ

Vì sao giá gạo Việt Nam cao nhất trong vòng hơn 15 năm?

Bưởi diễn vàng rực chờ bán dịp Tết Nguyên đán 2024

Thực hiện cơ chế linh hoạt cho giá vé máy bay dịp cuối năm

Hoạch định lộ trình chuyển đổi, đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững

“Cuộc đua” không cân sức với biến động chi phí ngành hàng không

Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Sự thật về gạo Séng Cù xanh gây sốt rần rần ‘chợ mạng’

Doanh nghiệp dè dặt làm hàng Tết
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
