Tu bổ Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ Từ Điện Biên Phủ đến đổi mới: Cuộc cách mạng vẫn đang tiếp diễn Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước |
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ,tỉnh Điện Biên.
![]() |
Du khách tham quan tại Di tích Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) |
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính nơi có Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với diện tích khoảng 283.826,76 ha.
Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308ha
Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308ha, bao gồm diện tích khu vực bảo vệ của 45 điểm di tích thuộc Di tích Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 và Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt).
Diện tích của 5 điểm di tích đề xuất bổ sung, bao gồm Sở Chỉ huy Đại đoàn 308 của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sở Chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308; Đồi Xanh; Sở Chỉ huy Đại đoàn 316; Trận địa pháo 105 mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nằm trên địa bàn 7 phường và 3 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 3 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Tuần Giáo, 8 xã thuộc huyện Điện Biên.
Ranh giới lập quy hoạch bao gồm các cụm di tích thuộc Di tích Lịch sử Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó: 36 di tích và điểm di tích thuộc địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; 3 điểm di tích thuộc huyện Tuần Giáo; 11 di tích và điểm di tích thuộc huyện Điện Biên.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành điểm thăm quan về nguồn, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam; phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống...
Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần
Văn bản nêu rõ yêu cầu về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó có định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể là đề xuất giữ nguyên, mở rộng và thu hẹp khu vực bảo vệ đối với từng điểm di tích theo bản đồ khoanh vùng di tích; khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần thuộc Di tích Quốc gia Đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
Các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích đối với 22 điểm di tích được xếp hạng đặc cách chưa có đủ thành phần hồ sơ theo quy định và 5 điểm di tích đề xuất bổ sung.
Định hướng bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích là: Xác định ranh giới khu vực bảo vệ I và II của di tích; kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích cho phù hợp; xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới.
Bên cạnh đó cần định hướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm và phương án bố trí tái định cư.
Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên
Văn bản cũng đề cập đến định hướng phát triển du lịch tại khu di sản, định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Các bên liên quan nghiên cứu xây dựng mới, cải tạo một số công trình dịch vụ tại các điểm di tích, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch tại một số điểm di tích tiêu biểu.
Đồng thời cần xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với giá trị của di tích, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa.
Đơn vị liên quan cần đề xuất các tuyến tham quan di tích kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời cần sự liên kết, phát huy giá trị di tích với điểm di tích khác trong vùng và khu vực; nghiên cứu giải pháp liên kết, phát triển du lịch gắn với bản cộng đồng.
Văn bản cũng đề nêu rõ giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ./.
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân
