Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước

Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự khánh thành Đền thờ liệt sỹ tại chiến trường Điện Biên Phủ Ngày này năm xưa 7/5: Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
Chien thang Dien Bien Phu - bieu tuong vi dai cua long yeu nuoc hinh anh 1

Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

69 năm trước đây, từ ngày 13/3-7/5/1954, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi đó được bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Thắng lợi của chiến dịch đã giáng đòn quyết định đập tan ý chí xâm lược của các thế lực thực dân hiếu chiến, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneve, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.

Không chỉ là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành lại độc lập, tự do, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam; của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, biết đánh và biết thắng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; của liên minh đoàn kết chiến đấu thủy chung Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phối hợp với Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu III, Tả Ngạn, đến Bình-Trị-Thiên, Liên khu V, Nam Bộ... đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó.

Chien thang Dien Bien Phu - bieu tuong vi dai cua long yeu nuoc hinh anh 2
Lực lượng xung kích của bộ đội ta lợi dụng địa hình địa vật tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam để tấn công và tiêu diệt cứ điểm này thuộc tuyến phòng thủ phía Bắc của địch, ngay trong ngày mở đầu chiến dịch, chiều 13/3/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bên cạnh đó, các lực lượng thanh niên, phụ nữ khắp mọi miền đất nước đều tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, “phá tề trừ gian," binh, địch vận..., phối hợp với Điện Biên Phủ.

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có.

Trong khi đó, miền Tây Bắc vừa được giải phóng, kinh tế còn chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chính vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.

Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng," tính chung trong chiến dịch, nhân dân ta đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thô, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền” (Theo “Lịch sử hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1954)”).

Ở nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi số lại.

Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy.

Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hy sinh.

Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết trong thời đại Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc.

Chien thang Dien Bien Phu - bieu tuong vi dai cua long yeu nuoc hinh anh 3

Bộ đội ta xung phong, tấn công cứ điểm của địch tại sân bay Mường Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Bên cạnh tinh thần đại đoàn kết và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn thể dân tộc, đặc biệt là các chiến sỹ xung kích ngoài mặt trận, trực tiếp chiến đấu với quân thù.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đây là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hy sinh.

Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù.

Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân, trong đó có nhiều gia đình cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, Bác Hồ và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến.

Đồng thời, thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của cấp trên về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc," tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sỹ, tạo nên ưu thế tuyệt đối về sức mạnh chính trị, tinh thần, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch.

Gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ra vững bước trên con đường xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Lộ trình triển khai tuyến cao tốc Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên với quy mô 4 làn xe

Lộ trình triển khai tuyến cao tốc Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên với quy mô 4 làn xe

Sáng 20/12, Bộ Giao thông Vận tải đã thông tin về lộ trình triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng cao tốc đoạn từ Mộc Châu-Sơn La-Điện Biên.
Lào Cai: Điều chỉnh phương án phân luồng giao thông trên Quốc lộ 4D

Lào Cai: Điều chỉnh phương án phân luồng giao thông trên Quốc lộ 4D

Từ ngày 20/12, xe tải 4 trục trở lên lưu thông trở lại bình thường trên Quốc lộ 4D đoạn từ đèo Trạm Tôn, thị xã Sa Pa đi thành phố Lào Cai.
Triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán

Triển khai Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán

Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường triển khai thực hiện Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm.
Lai Châu: Khánh thành Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ xã Ma Li Pho

Lai Châu: Khánh thành Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ xã Ma Li Pho

Ngày 18/12, tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Nhà bia ghi tên các anh hùng liệt sĩ xã Ma Li Pho giai đoạn II được khánh thành.
Thừa Thiên Huế: Năm 2024 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ

Thừa Thiên Huế: Năm 2024 doanh nghiệp FDI nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ

Năm 2024, doanh thu các doanh nghiệp FDI địa bàn Thừa Thiên Huế đạt gần 1.600 triệu USD, nộp ngân sách hơn 4.400 tỷ đồng.
Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Với màn thể hiện xuất sắc, Đội thi E-Stars đến từ Trường Đại học Thương mại đã giành giải Nhất Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2024.
Quảng Bình: Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm thu hút nhà đầu tư

Quảng Bình: Mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm thu hút nhà đầu tư

Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cho biết, việc mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới giai đoạn 2 sẽ tạo không gian “sạch”, đồng bộ thu hút nhà đầu tư.
TP. Hồ Chí Minh: Hợp tác thúc đẩy giao thông thông minh qua tuyến metro số 1

TP. Hồ Chí Minh: Hợp tác thúc đẩy giao thông thông minh qua tuyến metro số 1

Hợp tác giữa Công ty Đường sắt số 1 TP. Hồ Chí Minh (HURC1) và Grab liên quan đến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) sẽ góp phần thúc đẩy giao thông thông minh.
Thừa Thiên Huế: Nhiều điểm sáng về kinh tế trong năm 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều điểm sáng về kinh tế trong năm 2024

Với việc thực hiện 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, bức tranh kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có nhiều điểm sáng trong năm 2024.

Tin khác

Dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036

Dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036

Việt Nam đang đối diện với những thách thức lớn, nguy cơ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 do mức sinh giảm và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh.
TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Sẵn sàng cho ngày bầu cử trưởng thôn, khu phố

TP. Hạ Long (Quảng Ninh): Sẵn sàng cho ngày bầu cử trưởng thôn, khu phố

Mọi công tác chuẩn bị của TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã sẵn sàng để cuộc bầu cử trưởng khu phố nhiệm kỳ 2025-2027 thực sự là ngày hội của toàn dân.
Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Quảng Nam: Khu phố mới Phước An 8 năm chưa hoàn thành, người dân khốn khổ

Dự án phát triển bất động sản khu phố mới Phước An (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) thực hiện 8 năm vẫn chưa xong khiến người dân vùng dự án khốn khổ.
Tỉnh Tây Ninh nhận giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2024

Tỉnh Tây Ninh nhận giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2024

Tỉnh Tây Ninh vừa nhận giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam 2024” với hạng mục thành phố điều hành, đô thị thông minh (IOC).
Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã TP. Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025

Từ ngày 1/1/2025, TP. Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện; 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường và 11 xã.
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá khu đất hơn 6.300 m2 xây bệnh viện tại Đà Nẵng?

Khu đất rộng hơn 6.300 m2 tại đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng vừa được đấu giá thành công để xây dựng bệnh viện.
Thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Việt Nam vừa có thêm 6 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích.
Yên Bái: Nâng cao hiệu quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Yên Bái: Nâng cao hiệu quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, từ đầu năm đến nay địa phương đã có 743 người đi làm việc ở nước ngoài, đến nhiều thị trường lao động...
Hoa hậu Thanh Thủy: Đến Đà Nẵng để ăn mỳ quảng, uống cà phê ngon

Hoa hậu Thanh Thủy: Đến Đà Nẵng để ăn mỳ quảng, uống cà phê ngon

Huỳnh Thị Thanh Thủy đã giới thiệu về mì Quảng, cà phê trong quá trình tham gia cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 - Miss International 2024.
Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định công nhận nghề rèn Bao Vinh và nghề Mứt gừng Kim Long thuộc thành phố Huế là nghề truyền thống
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động