Triển vọng khó đoán của thị trường dầu mỏ sau các cú sốc liên tiếp

IEA dự báo vào cuối năm 2022, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng vượt mức so với trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, tuy nhiên sự phục hồi này được dự báo sẽ diễn ra không đồng đều.
Biểu tượng nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại trụ sở ở Vienna, Áo. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Biểu tượng nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tại trụ sở ở Vienna, Áo. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhu cầu dầu thế giới chỉ mới phục hồi trở lại sau tác động của đại dịch COVID-19 và triển vọng được đánh giá chưa thực sự vững. Tuy nhiên, giờ đây thị trường “vàng đen” lại chịu một cú sốc mới, khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, không thể đạt được sự đồng thuận trong chính sách sản lượng và thậm chí còn đứng trước nguy cơ tan rã.

Điều này khiến triển vọng giá dầu trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.

Sự phục hồi không đồng đều

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới sẽ tăng vượt mức so với trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2022 - thời điểm hoạt động kinh tế tại nhiều nước khôi phục trạng thái bình thường nhờ mở rộng chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19. Nhưng sự phục hồi này được dự báo sẽ diễn ra không đồng đều.

Trong báo cáo đầu tiên dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong một năm tới, IEA cho biết, hoạt động kinh tế tại các nước bị đình trệ do ảnh hưởng của đại dịch đã khiến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2020 sụt giảm ở mức kỷ lục là 8,6 triệu thùng/ngày.

IAE dự báo nhu cầu dầu mỏ trong vòng hai năm tới sẽ dần hồi phục. Cụ thể, nhu cầu có thể tăng thêm 5,4 triệu thùng/ngày vào năm 2021 và thêm 3,1 triệu thùng/ngày vào năm 2022.

Tuy nhiên, cơ quan này cảnh báo sự phục hồi sẽ không đồng đều giữa các vùng miền và các ngành, sản phẩm.

Báo cáo chỉ rõ nhu cầu sẽ tăng nhanh và mạnh hơn ở những nước giàu vốn được tiếp cận vaccine sớm hơn. Trong khi đó, một số ngành sẽ cần thêm nhiều thời gian để phục hồi như ngành hàng không khi nhiều nước vẫn thực hiện lệnh hạn chế đi lại và có nhiều người vẫn làm việc từ xa, thay vì phải đến công sở để phòng tránh dịch bệnh.

Theo IEA, ngành hàng không chỉ có thể khôi phục trạng thái bình thường khi phần lớn các nước đạt miễn dịch cộng đồng. Nhưng IEA dự báo điều này có thể không thể đạt được cho đến cuối năm 2022.

Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs dự đoán giá dầu thô Brent sẽ đạt 80 USD/thùng vào mùa Hè này khi việc triển khai vaccine ngừa COVID-19 thúc đẩy hoạt động kinh tế toàn cầu.

Dữ liệu khác cho thấy lưu lượng giao thông đường bộ đã trở lại mức trước đại dịch ở Bắc Mỹ và hầu hết các nước châu Âu. Ngay cả thị trường nhiên liệu máy bay cũng đang cho thấy tín hiệu cải thiện, với số chuyến bay ở châu Âu tăng 17% trong 2 tuần qua.

Tại Mỹ, người dân bước vào kỳ nghỉ lễ ngày 4/7 với mức giá xăng cao nhất trong vòng bảy năm, khiến những quan ngại về ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế ngày một gia tăng.

Sau gần ba năm, giá dầu tại Mỹ lần đầu tiên tăng lên trên ngưỡng 75 USD/thùng vào ngày 1/7, đánh dấu sự phục hồi đáng kể từ tháng 4/2020, khi giá “vàng đen” giảm xuống ngưỡng âm.

Sự phục hồi này được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu xăng và nhiên liệu máy bay tăng cao, trong khi các biện pháp hạn chế di chuyển cũng được nới lỏng nhờ những dấu hiệu dịu đi của đại dịch.

Kinh tế Mỹ phục hồi và nước Mỹ đang dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế được áp đặt trong tháng Tư và tháng Năm, khiến nhiều thị trường bất ngờ.

Theo Our World in Data, tỷ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ tương đối cao; đây là một phần nguyên nhân lớn thúc đẩy Mỹ mở cửa trở lại.

Tính đến ngày 3/7, hơn một nửa dân số Mỹ, tương đương 54,45%, đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19.

Cú sốc từ sự chia rẽ trong nội bộ OPEC+

Ngân hàng Goldman Sachs ngày 6/7 cho biết, việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, hủy các cuộc đàm phán về kế hoạch sản xuất đã dẫn tới sự không chắc chắn về triển vọng sản lượng của khối này.

OPEC+ đã đình chỉ cuộc họp vào ngày 5/7 và không ấn định thời hạn nối lại đàm phán, sau khi Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) từ chối một đề xuất gia hạn chương trình kiềm chế sản lượng thêm tám tháng.

Trien vong kho doan cua thi truong dau mo sau cac cu soc lien tiep hinh anh 1
Một nhà máy lọc dầu trên đảo Khark, Iran. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tình trạng bế tắc đó đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong nhiều năm vào ngày 6/7.

Goldman Sachs đánh giá các bên vẫn có thể vượt qua sự khác biệt khi họ đồng ý tăng sản lượng vào cuối năm. Nhưng triển vọng không chắc chắn năm 2022 vẫn ở mức cao, khiến việc đưa ra bất cứ cam kết dài hạn nào trong hiện tại là không cần thiết.

Goldman Sachs vẫn duy trì kỳ vọng OPEC+ sẽ nâng dần sản lượng trong nửa cuối năm nay, sau đó là một giai đoạn tăng tương tự trong quý đầu tiên của năm 2022 để cuối cùng có thể chấm dứt tình trạng suy giảm dự trữ.

Goldman Sachs nói thêm mặc dù mối nguy về một "cuộc chiến" giá dầu mới của OPEC+ vẫn khá lớn, song những tác động tiêu cực đối với giá dầu của mối nguy như vậy sẽ giảm bớt do thị trường toàn cầu bắt đầu thiếu hụt 2,5 triệu thùng dầu/ngày và cần sản xuất thêm 5 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

Trong khi đó, ngân hàng Barclays của Vương quốc Anh nói rằng việc các nước vẫn có khả năng giải quyết tình trạng bế tắc đồng nghĩa một "cuộc chiến" về giá tương tự như năm 2020 sẽ khó xảy ra.

Một báo cáo của ngân hàng này cho hay hiện tỷ lệ "rủi ro - phần thưởng" cho OPEC+ vẫn nghiêng về phía lạc quan do các nhà sản xuất Mỹ vẫn kiểm soát hoạt động. Đồng thời, Barclays nói thêm rằng việc thỏa thuận sản lượng bị đình trệ có thể tạo động lực tăng cho giá dầu trong ngắn hạn.

Giá dầu Brent đã tăng hơn 45%, còn giá dầu WTI đã tăng hơn 55% kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, giá dầu vẫn đối mặt với những nguy cơ đi xuống, trong bối cảnh còn nhiều sự bất ổn về tình hình dịch bệnh, các biến chủng của virus SARS-CoV-2 và cách thức kiểm soát dịch bệnh của các nước.

Hầu hết các nước trên thế giới vẫn chưa đạt được mức độ miễn dịch cộng đồng vào nửa cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, cũng có khả năng những bất đồng hiện tại sẽ khiến OPEC+ sụp đổ hoàn toàn, dẫn đến tình trạng mỗi quốc gia tự thực hiện chính sách riêng và bổ sung quá nhiều nguồn cung dầu.

Ngoài ra, sự bế tắc này còn có thể phá vỡ sự liên minh của OPEC+ và qua đó dẫn đến nguy cơ xảy ra một "cuộc chiến" giá dầu gây tổn hại cho nền kinh tế thế giới.

Năm ngoái, một bất đồng tương tự về hạn ngạch dầu giữa Saudi Arabia và Nga đã "châm ngòi" cho một "cuộc chiến" gay gắt làm trầm trọng thêm đà sụt giảm của giá dầu vốn đã chịu áp lực từ đại dịch./.

Tin mới cập nhật

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.
Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tin khác

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Phiên bản di động