Top cổ phiếu tăng mạnh tuần qua từ ngày 8/1 - 12/1/2024
Top cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua 2 - 5/1 Chứng khoán tuần qua 8/1 - 12/1/2024: Nhóm ngân hàng thanh khoản tăng đột biến Tỷ giá USD chiều nay 30/11: USD đồng loạt tăng giá |
Thị trường chứng khoán tuần qua 8/1 - 12/1/2024, giao dịch ảm đạm khi đà tăng đã bị chững lại, VN-Index liên tục đi ngang với biên độ hẹp. Tuy nhiên, khối ngoại đã quay lại mua ròng 2/5 phiên cuối tuần và khối lượng giao dịch vẫn duy trì tốt trên mức trung bình 20 ngày. VN-Index đóng cửa với mức giảm 7,52 điểm, tương đương 0,65%.
Trên sàn HOSE, top 10 mã cổ phiếu tăng mạnh nhất là: PMG, TTE, LGC, AST, CTG, TCD, TMS, RAL, SHB, SVC. Mức tăng trong khoảng từ 6 - 20%.
Trong đó, mã PMG của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Petro Miền Trung tăng 20,63%. Trong tuần mã này có 3 phiên tăng điểm mạnh, một phiên tăng kịch trần, mức giá cuối tuần đứng tại 10.000 đồng/cp.
Tiếp đến là mã TTE của Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trường Thịnh tăng 14,22%. Trong tuần mã này có 02 phiên tăng kịch trần. Phiên giao dịch cuối tuần đứng tại mức giá 12.450 đồng/cp.
Mã LGC của Công ty cổ phần đầu tư cầu đường CII tăng 12,36%. Trong tuần mã này có 02 phiên tăng liên tiếp, phiên giao dịch cuối tuần đứng ở mức 61.800 đồng/cp.
Mã CTG của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam mức tăng cũng chỉ hơn 8,6%. Trong tuần mã này tăng 4 phiên, đứng ở mức giá 31.500 đồng/cp. Thanh khoản cũng có sự gia tăng, với phiên cuối tuần khớp hơn 17,1 triệu đơn vị, mức cao nhất trong trong gần 02 năm qua.
Trong khi đó, mã cổ phiếu SHB của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội cũng tăng 6,5%, phiên giao dịch cuối tuần đứng ở mức giá 12.300 đồng/cp. Mã này có phiên giao dịch ngày 10/1 với khối lượng khớp lệnh đạt kỷ lục khi có hơn 94,3 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, trên sàn HOSE các mã giảm như mã COM của Công ty cổ phần Vật tư - Xăng dầu giảm gần 25%. Mã này có 3 phiên giảm sàn liên tiếp, phiên giao dịch cuối tuần giảm xuống 37.150 đồng/cp.
Hay, mã FIR của Công ty cổ phần địa ốc First Real tiếp tục giảm sâu xuống hơn 19%, sau khi tuần trước đó đã đánh rơi gần 13% và là cổ phiếu giảm mạnh thứ ba toàn sàn.
![]() |
Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch ảm đảm. |
Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất là: KTT, BED, MCO, TKG, SGC, HVT, BBS, TTL, TTT, TKU. Mức tăng của nhóm cổ phiếu này là từ 10 - 37%.
Trong đó, mã KTT của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư KTT tăng mạnh nhất hơn 37%. Trong tuần mã này tăng kịch trần 4 phiên liên tiếp. Kết phiên giao dịch tuần mã này đứng ở giá 4.000 đồng/cp.
Tiếp đến là mã BED của Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Đà Nẵng tăng 31%. Mã này cũng có 03 phiên tăng kịch trần liên tiếp trong tuần qua. Kết phiên giao dịch mã này có giá 24.900 đồng/cp.
Hay mã MCO của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng BDC Việt Nam cũng tăng 27%. Mã này cũng có 03 phiên giao dịch tăng kịch trần. Phiên giao dịch cuối tuần kết ở mức 11.700 đồng/cp.
Mã cổ phiếu TKG của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Tùng Khánh cũng tăng tới 21% dù có phiên bị bán chốt lời cuối tuần và giảm sàn. Tuần trước, TKG lọt top cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn với mức tăng hơn 34%. Thanh khoản được cải thiện đáng kể, với phiên cao nhất khớp được hơn 1,06 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại các mã giảm mạnh trên sàn HNX như HTP của Công ty cổ phần in sách giáo khoa Hòa Phát giảm tới 30%. Trong tuần mã này liên tục giảm, nhiều thời điểm giảm sàn. Kết phiên giao dịch mức giá chỉ còn 13.400 đồng/cp.
Mã HJS của Công ty cổ phần Thủy địện Nậm Mu cũng giảm 26%. Trong tuần mã này liên tiếp giảm sàn và đứng giá. Mức giá chốt phiên cuối tuần là 32.900 đồng/cp.
Xét theo mức độ đóng góp, MBB, CTG và ACB là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp hơn 2,1 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VCB, GVR và VHM là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng VCB đã lấy đi hơn 0,8 điểm của chỉ số.
Tuần qua, nhóm cố phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường, rất nhiều mã tiếp tục tăng giá tích cực, thanh khoản đột biến lịch sử, nổi bật như CTG (+8,62%), SHB (+6,49%), NVB (+6,25%), OCB (+4,56%), EIB (+4,50%), TCB (+4,37%)... ngoài các mã điều chỉnh NAB (-2,52%), VBB (-0,90%), SGB (-0,75%). Trong khi đó, hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại đa số chịu áp lực điều chỉnh.
Tin mới cập nhật

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh
Tin khác

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành

Infographic | Thu ngân sách Nhà nước hai tháng đạt gần nửa tỷ đồng

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu

Thị trường chứng khoán đang chịu áp lực chốt lời gia tăng

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
