Chứng khoán tuần qua 8/1 - 12/1/2024: Nhóm ngân hàng thanh khoản tăng đột biến
Chứng khoán tuần qua
Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, Chứng khoán tuần qua 8/1 - 12/1/2024 giao dịch nhiều biến động, trong đó tâm điểm chính là diễn biến tích cực nổi bật của nhóm ngân hàng với thanh khoản gia tăng rất đột biến, trong khi áp lực điều chỉnh mạnh gia tăng với hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại.
Thị trường chứng khoán, kết thúc tuần VN-Index ở mức 1.154,70 điểm, điểm số hầu như không đổi so với tuần trước với thanh khoản tăng mạnh. HNX-Index kém tích cực hơn khi giảm 1,05% so với tuần trước về mức 230,31 điểm.
Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 98.260,72 tỷ đồng, tăng 10,4% so với tuần trước, duy trì vượt mức trung bình. Trong đó thanh khoản đột biến trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, ngân hàng với khối lượng giao dịch của VN30 tăng mạnh 41,45% so với tuần trước thể hiện dòng tiền ngắn hạn gia tăng tốt và tích cực trở lại với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Nhóm cố phiếu ngân hàng là tâm điểm của thị trường tuần qua sau khi có diễn biến khá kém tích cực trong cả năm 2023, rất nhiều mã tiếp tục tăng giá tích cực, thanh khoản đột biến lịch sử, nổi bật như CTG (+8,62%), SHB (+6,49%), NVB (+6,25%), OCB (+4,56%), EIB (+4,50%), TCB (+4,37%)... ngoài các mã điều chỉnh NAB (-2,52%), VBB (-0,90%), SGB (-0,75%)...
Trong khi đó, hầu hết các nhóm cổ phiếu còn lại đa số chịu áp lực điều chỉnh với nhóm cổ phiếu bất động sản nhiều mã chịu áp lực giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng mạnh kém tích cực như FIR (-19,71%), HDG (-7,06%), HDC (-6,69%), HD6 (-6,58%), NHA (-6,21%).
Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng chịu áp lực điều chỉnh với GVR (-6,42%), DTD (-5,43%), TIP (-5,24%), SZC (-4,10%)... ngoài D2D (+2,97%), IDC (+1,35%), IDV (+1,08%).
Các cổ phiếu dầu khí đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh với PSH (-11,36%), PVB (-4,29%), PVC (-4,00%), PVS (-3,66%).
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng tuần thứ 2 với giá trị 413,99 tỷ đồng trên HOSE, gia tăng bán ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 162,29 tỷ đồng.
![]() |
Chứng khoán tuần qua, nhóm ngân hàng thanh khoản tăng đột biến. Ảnh: baochinhphu.vn |
Chính sách tuần qua
Thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 15/1/2024 và bế mạc ngày 18/1/2024 trong đó có nội dung trình Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2023. Theo đó, kinh tế thế giới đang ghi nhận nửa thập kỷ tăng trưởng khó khăn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Năm 2024 được dự báo là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng toàn cầu chậm lại, từ mức 2,6% vào năm 2023 xuống còn 2,4%.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 giảm hệ số rủi ro của các khoản cho vay đối với các dự án bất động sản khu công nghiệp từ 200% xuống 160%, nhưng các dự án bất động sản khác vẫn bị áp hệ số rủi ro là 200% như quy định cũ.
Trên thế giới, Ngân hàng Bank of America (BofA) dự đoán giá dầu trong năm 2024 sẽ tiếp tục biến động, thậm chí còn trầm trọng hơn, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố căng thẳng địa chính trị và chính sách của OPEC. Các công ty dầu mỏ và nhà máy lọc dầu của Mỹ có thể phải đối mặt với 12 tháng đầy thử thách nữa trong năm 2024, đồng thời giá dầu thô Brent dự kiến sẽ đạt trung bình 80 USD/thùng trong năm nay, các nhà phân tích của Ngân hàng Bank of America (BofA) vừa cho biết.
Các quan chức FED cho rằng, việc giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại trong một thời gian nữa sẽ có thể khiến lạm phát trở lại mức mục tiêu của ngân hàng trung ương. Những bình luận này đã dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng của Phố Wall rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu trong quý đầu tiên năm 2024.
Một trong hai quan chức là Thống đốc FED Michelle Bowman cho rằng, vẫn phải giữ nguyên khả năng tăng lãi suất, nếu lạm phát dai dẳng. Song, bà cũng điều chỉnh quan điểm đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Khi ấy, bà nói rằng FED sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa để hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.
Trong một chương trình của hãng tin CNBC, ông Peter Oppenheimer, Giám đốc bộ phận nghiên cứu vĩ mô tại châu Âu của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs, nhận định nền kinh tế thế giới sắp bước vào một “siêu chu kỳ” mới, trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình phi carbon hóa là các nhân tố thúc đẩy chính.
“Rõ ràng chúng ta sắp bước vào một siêu chu kỳ khác”, ông Oppenheimer nói trong chương trình “Squawk Box Europe” ngày 8/1 của CNBC. "Siêu chu kỳ” được định nghĩa là giai đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài, thường gắn liền với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, nhu cầu hàng hóa lớn, dẫn tới giá cả và lượng việc làm cùng tăng lên.
Tin mới cập nhật

SSI Research: Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, dẫn sóng thị trường chứng khoán

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng
Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
