Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường nội địa
Năm 2023, thị trường nội địa của ngành dệt may sẽ ra sao? Petrovietnam học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh để vượt qua khó khăn, thử thách |
Trong bối cảnh khó khăn do xuất khẩu giảm sút thì thị trường nội địa được đánh giá là trụ đỡ cho nền kinh tế khi tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây. Xin bà chia sẻ gì về tăng trưởng thị trường nội địa trong những tháng đầu năm?
Tín hiệu rất vui khi thấy thị trường trong nước vẫn tiếp tục là bệ đỡ cho sản xuất trong nước cũng như cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân và được đón nhận, hưởng ứng rất nhiều. Thị trường trong nước vẫn tăng trưởng ở mức hai con số và đặc biệt ở tháng mức tiêu dùng thấp như hiện nay mà lại tăng hơn so với giai đoạn 8 năm vừa qua. Đây là tín hiệu rất vui mừng.
Cùng với đó công tác triển khai thể chế hóa những chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thị trường trong nước được thể hiện bằng cách kết nối hàng hóa tại thị trường trong nước phục vụ cho người dân và các chương trình về an sinh xã hội bình ổn thị trường thì đã phát huy tác dụng rất hiệu quả.
Hiện tại thị trường trong nước đã tổ chức được những mạng lưới để cung ứng đầy đủ cho 100 triệu người. Đồng thời đưa được hàng hóa Việt Nam vào những kênh phân phối chính để đảm bảo hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống phải bình ổn, không để hàng hóa tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tôi cũng hết sức vui mừng khi trong giai đoạn từ đầu năm đến giờ chúng ta đã kiếm chế được lạm phát và phục vụ đầy đủ hàng hóa cho người dân và đồng thời vẫn giữ được mức tăng trưởng.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương |
Đặc biệt, các doanh nghiệp rất vui khi phát triển được tại thị trường trong nước, các địa phương cũng rất trông đợi vào thị trường trong nước, dẫn dắt doanh nghiệp, hộ kinh doanh hợp tác xã kết nối với những hệ thống phân phối lớn nhất của Việt Nam, như các siêu thị trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi.
Bên cạnh đó, chợ truyền thống vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng khi ngày càng được mở rộng hơn, cải thiện tốt hơn khi hạ tầng thương mại phát triển. Với mức độ tăng trưởng này rất mong trong những tháng cuối năm sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 9%/năm như Quốc hội, Chính phủ đã giao cho ngành Công thương.
Thị trường nội địa Việt Nam dù rất tiềm năng song cũng tiềm ẩn những khó khăn khi duy trì tăng trưởng do sức mua của người dân còn yếu sau đại dịch… Bà có nhận định gì về vấn đề này?
Có thể thấy bên cạnh những lợi thế như dân số rất đông, đã qua đại dịch Covid-19 và Chính phủ sắp công bố về việc chuyển từ Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B đã và sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho thị trường trong nước tiếp tục phát triển nhưng vẫn còn những khó khăn nội tại như thiếu vốn để hiện tại hóa ngành bán lẻ, ngành phân phối, ngành logistics cho thị trường nội địa.
Bên cạnh đó là những khó khăn trong việc củng cố xây dựng những chuỗi kết nối từ sản xuất nội địa ra đến người tiêu dùng thông qua hệ thống chuỗi cung ứng tại thị trường trong nước, hay làm thế nào để có những chuỗi đặc trưng cho từng đối tượng sản xuất ở những quy mô khác nhau. Đơn cử như hộ kinh doanh chắc chắn khác những doanh nghiệp lớn hay những nhà máy, công xưởng lớn; những hệ thống phân phối cũng khác...
Thị trường trong nước cũng gặp khó khăn là thu nhập của người dân trong năm nay có những khu vực đang bị tác động đặc biệt những nơi mà có nhà máy công xưởng sản xuất đưa hàng xuất khẩu ra nước ngoài cũng đang bị tác động do bị co hẹp lại về vấn đề xuất khẩu.
Vấn đề nữa là làm thế nào để những doanh nghiệp đang quen chỉ đi xuất khẩu quay trở lại với thị trường nội địa và phát triển như một kênh bệ đỡ bền vững tại thị trường trong nước. Hiện chúng tôi cũng đang nhận được nhiều phản ánh, đề xuất từ phía các hiệp hội ngành hàng về vấn đề này. Cách đi vào thị trường trong nước hoàn toàn khác với việc đi xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt với doanh nghiệp chỉ vốn quen gia công hàng hóa mà chưa quen xây dựng thương hiệu và tổ chức những chuỗi cung ứng vào thị trường trong nước.
Chúng tôi cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý thị trường, làm thế nào để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại đặc biệt là qua những kênh mới như là thương mại điện tử hoặc mạng xã hội, khi bán những hàng hóa mà không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, gian lận thương mại gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang sản xuất hàng hóa tại Việt Nam gây tác động rất lớn.
Bộ Công Thương là Thường trực của tổ điều hành thị trường trong nước, chúng tôi phải nắm bắt được rất nhiều thông tin về biến động thị trường, nhất là những ảnh hưởng, tác động từ thị trường thế giới. Đặc biệt là những vấn đề cung ứng nguồn năng lượng như là xăng dầu và những mặt hàng thiết yếu khác mà tổ điều hành thị trường trong nước phải thường xuyên theo dõi giám sát để đưa ra những giải pháp kịp thời. Không những của các bộ ngành nói riêng mà còn là của cấp Chính phủ, rồi cấp cao hơn để có thể điều phối được thị trường trong nước trong mọi tình huống có sự biến động bất thường.
Chính phủ đã đưa ra chỉ tiêu rất lớn là phải vừa phải tăng trưởng 9% nhưng lại phải kiếm chế lạm pháp dưới 5% thì đó là bài toán phải cân đối cho thị trường nước làm sao mà hàng hóa bán được nhiều, người dân chi tiêu thật nhiều nhưng mà không được tăng giá.
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng mà chúng tôi luôn luôn quan tâm để điều phối thị trường trong nước không chỉ Bộ Công Thương mà phải phối hợp với các bộ ngành các địa phương các hiệp hội ngành hàng, ngành nghề, cũng như lắng nghe ý kiến các chuyên gia và phối hợp với những đơn vị. Một số quốc gia làm rất tốt việc này trong đó có những nước như Philippines hay Thái Lan đã điều phối việc xuất nhập khẩu mặt hàng có thể mạnh và đưa vào thị trường trong nước trong khi không gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy với tín hiệu thị trường sau khi chiến lược phát triển trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021 nhiệm vụ hiện điện hóa hạ tầng thương mại tại thị trường trong nước thì cũng đang được quan tâm và có những chính sách rất cởi mở.
Theo ghi nhận, phía nước ngoài liên tục có rất nhiều đơn vào Việt Nam để xin được mở những chuỗi cung ứng hàng hóa. Những chuỗi cung ứng hàng hóa này trong số đó có nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đến phân phối hàng hóa tại nước sở tại, hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế, đóng góp cộng đồng.
Nhưng bên cạnh đó cũng có những hệ thống chỉ phân phối hàng nhập khẩu, đây cũng là thách thức rất lớn với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khi muốn được kết nối vào hệ thống phân phối này. Vấn đề này cũng sẽ được các cơ quan hoạch định chính sách nghiên cứu, trao đổi với các doanh nghiệp và các bên liên quan để làm thế nào có một bức tranh hài hòa và có những chính sách cởi mở, môi trường thông thoáng.
Nhưng dù là giải pháp, biện pháp nào cũng phải hỗ trợ được cho sản xuất trong nước nhằm hướng tới mục tiêu tại chiến lược phát triển trong nước. Đấy cũng là bệ đỡ, trụ cột cho sản xuất, bảo đảm được an sinh xã hội cho người dân trong đó có việc bảo đảm việc làm cho người dân, cùng với đó là cung cấp hàng hóa thiết yếu cho mọi tình huống phục vụ cho 100 triệu người dân Việt Nam.
Xin cảm ơn bà!