Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Những doanh nhân nước ngoài có dịp qua Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi việc Việt Nam có hẳn một ngày Thương hiệu để hội tụ tinh thần phát triển kinh tế.
Quảng bá thương hiệu các tập đoàn, doanh nghiệp và hàng Việt Nam tại Hoa Kỳ May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 – 20/4/2024)

Thấm thoắt mà đã qua hơn 20 năm Chính phủ giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia và cũng gần ấy năm diễn ra ngày Thương hiệu Việt Nam.

Khoảng thời gian tuy chưa dài lắm nhưng cũng đủ để vun đầy những nhận thức, tầm nhìn để xây dựng hình ảnh Việt Nam, thương hiệu Việt Nam từ địa hạt kinh tế. Đó cũng là khoảng thời gian mà cách làm thương hiệu của doanh nghiệp chúng ta ngày một chuyên nghiệp hơn cả ở thị trường trong nước lẫn những thị trường hải ngoại gần xa.

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khi liên tưởng đến hình ảnh thương hiệu quốc gia, người ta luôn liên tưởng đến những biểu tượng, những hình ảnh hữu hình và vô hình. Biểu tượng hữu hình phổ biến nhất đó là sản phẩm của một quốc gia, biểu tượng vô hình phổ biến là những hình ảnh về đặc tính dân tộc của dân tộc đó.

Mỗi một thương hiệu sản phẩm đều có nguồn gốc từ một quốc gia và mỗi một quốc gia có sản xuất và sở hữu nhiều thương hiệu sản phẩm. Do đó, cũng giống như thương hiệu, đối với thương hiệu quốc gia, luôn có hai dòng giá trị luân chuyển; đó là quốc gia đem đến uy tín cho sản phẩm và sản phẩm mang lại uy tín cho quốc gia.

Trong một ngày đẹp trời của nền kinh tế như ngày Thương hiệu Việt Nam, có thể khẳng định Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã và đang đạt được những thành quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt và tạo được uy tín đối với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Giữa những thành quả ấy, nổi bật là Chương trình luôn đồng hành hỗ trợ địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào, sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhận thức mối quan hệ mật thiết giữa thương hiệu quốc gia với thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cây thương hiệu Việt Nam vì thế mà ngày thêm bén rễ, nảy những trái ngọt thương hiệu ngày một đậm đà, tươi nguyên hương vị xứ sở, đưa người tiêu dùng, doanh nghiệp bốn phương gần lại với kinh tế Việt Nam. Giữa những xao động, rồi cả biến động của môi trường địa chính trị thế giới, những thương hiệu Việt vẫn vươn xa, lan toả hình ảnh một quốc gia thân thiện, có trách nhiệm, một nền kinh tế năng động đang khao khát thị trường, một điểm đến cùng thắng cho các thương hiệu thế giới.

Những con số có thể nói lên nhiều điều hơn chúng ta mong đợi. Đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance cho thấy thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng. Nên nhớ năm 2016 các con số tương ứng này chỉ là 141 tỷ USD và thứ 50.

Với Chương trình Thương hiệu quốc gia, người nông dân trên ruộng đồng, trang trại hôm nay không còn chỉ nuôi giấc mơ đơn giản là cây con của mình chỉ bán được chợ nhà mà còn nghĩ đến, hành động cho việc có thể bán được ở chợ nước ngoài. Những doanh nghiệp trong nước đang dồn tâm lực, trí tuệ cho những sản phẩm dần gắn với dấu ấn "make in Việt Nam" trong niềm mong đợi của khách hàng xa.

Giá trị kinh tế lớn lao, giá trị nhân văn sâu sắc của Chương trình Thương hiệu quốc gia là đã hội tụ sâu sắc tinh thần phát triển kinh tế, tạo động lực đích thực để chung tay tạo dựng một hình ảnh Việt Nam đầy sức hấp dẫn, đầy cạnh tranh khi cùng các nền kinh tế thế giới dấn bước vào lộ trình đi sâu tăng trưởng cũng như mở ra cánh cửa cho phát triển xanh.

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu
Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4/2024

Năm nay chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tập trung cho một chủ đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lâu dài mới đó là “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. Nâng tầm những giá trị cốt lõi không chỉ là việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, mà còn là việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.

Trong thời đại của sự thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng là những nguyên tắc không thể thay đổi, là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta và là nền tảng để chúng ta xây dựng, phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp, từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung.

Đó cũng là nét đặc biệt mang tính khởi đầu mới cho những nỗ lực, tầm nhìn để cho những thương hiệu Việt Nam ngày càng vững chắc hơn, lan toả sâu sắc, rộng rãi hơn. Lan toả không phải để có mặt, để góp vui mà để khẳng định một giá trị Việt Nam với những bạn bè mới, thị trường mới. Chúng ta cùng bạn bè, đối tác, thị trường cùng thắng. Quyền lợi quốc gia cũng vì thế mà thêm những biên giới mới.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu cho 2030 với trên 1.000 sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Để lan toả hơn nữa những thương hiệu quốc gia của Việt Nam mà cũng là những giá trị mang tính thông điệp sâu sắc về hình ảnh Việt Nam, trong vai trò chủ công thực hiện các chiến lược thương hiệu, Bộ Công Thương đã xác định rõ các hướng đi cho thời gian tới.

Đầu tiên và có thể nói quan trọng nhất là với tư tưởng xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không phải của một bộ, ngành, địa phương hay tổ chức nào, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh và đầu tư, để từ đó có sự quan tâm dành nguồn lực đầu tư xứng đáng.

Trên kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng cần tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá lại tình hình triển khai các chương trình, đề án phát triển thương hiệu sản phẩm để có những cập nhật phù hợp với bối cảnh mới.

Cũng không thể thiếu đi việc nâng cao năng lực xây dựng, phát triển thương hiệu cho các chủ thể liên quan về những vấn đề cốt lõi là theo định hướng sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, có tính đổi mới, sáng tạo và năng lực tiên phong trên thị trường; sản xuất sản phẩm phải đồng đều, ổn định và có tính bền vững; kinh doanh phải có văn hóa, đạo đức và uy tín.

Kinh nghiệm cũng cho thấy đi đôi với việc tăng giá trị xuất khẩu còn cần tập trung đẩy mạnh việc hỗ trợ đăng ký, bảo hộ thương hiệu và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm muốn vững chắc cần được thực hiện đồng thời cả ở 3 câp độ: thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng miền, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu quốc gia cần phải làm rõ được người ngoài nhìn nhận quốc gia đó như thế nào (hình ảnh quốc gia), bản thân quốc gia đó nhìn nhận mình như thế nào (nhận diện quốc gia), và quốc gia sẽ đem lại uy tín như thế nào đối với sản phẩm và sản phẩm đem lại uy tín như thế nào đối với quốc gia. Những yếu tố trên là cốt lõi để xây dựng, phát triển và quảng bá một thương hiệu quốc gia.

Quang Lộc

Tin mới cập nhật

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.
Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm

Để mang lại hiệu quả thiết thực, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải và lãng phí.
Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Giá điện tại Việt Nam: Những thách thức và giải pháp cấp bách để ổn định thị trường

Ngành điện Việt Nam đang đối diện với nhiều vấn đề về giá thành, sản xuất và phân phối. Các cuộc thảo luận gần đây đã làm rõ thực trạng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Sáng 8/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào.
Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Nếu không có bão số 3, tăng trưởng GDP quý III có thể vượt 7,4%

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nếu không có bão số 3 gây thiệt hại nghiêm trọng, tăng trưởng GDP quý III/2024 có thể vượt 7,4%.

Tin khác

6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

6 nhiệm vụ cần tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024

Tăng trưởng GDP 9 tháng được đánh giá là mức tăng trưởng tích cực, song để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 cần tập trung 6 nhiệm vụ.
Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh Việt Nam đang có sự cải thiện liên tục

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang có sự cải thiện trong những năm gần đây, cùng với đó công tác hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5

Sáng nay (25/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát biến động giá bất động sản.
Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Khắc phục hậu quả mưa lũ sau bão số 3: Lan toả mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đồng lòng

Hoàn lưu bão số 3 đang gây ra những đợt lũ, sạt lở đất trên miền Bắc cũng là lúc cả hệ thống chính trị, người dân cả nước gồng sức giảm thiểu hậu quả bão lũ.
Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Tài chính xanh: Nên đóng vai trò dẫn dắt hay đi sau?

Làm rõ hơn vai trò của tài chính xanh là chủ đề Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh: Thúc đẩy dòng vốn xanh”, tổ chức sáng nay 10/9.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm nhìn từ lịch sử tới tương lai

Đã 55 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về với thế giới người hiền, cũng là 55 năm cả nước thực hiện và làm theo Di chúc của Người.
79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm Quốc khánh 2/9: Việt Nam tự hào bước vào kỷ nguyên mới

79 năm từ mùa Thu 1945 là khoảng thời gian hào hùng nhất trong chiều dài lịch sử của đất nước để hiện thực khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc và phát triển.
4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

4 yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm

6 tháng đầu năm, với mức tăng trưởng 6,42% nhiều dự báo cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 7% dựa vào các yếu tố thuận lợi.
Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, có nhiều “cửa sáng” để Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Bối cảnh mới cho phát triển du lịch yêu cầu sự phối hợp giữa dịch vụ logistics hàng không và du lịch để tiếp tục xây dựng hình ảnh hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.
Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dao động rung lắc vẫn sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới cho đến khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn.
Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 23-27/12: Tuần giao dịch tích cực của thị trường

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, Vn-Index đã có tuần giao dịch khá tích cực dưới ảnh hưởng của các cổ phiếu ngân hàng.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Phiên bản di động