Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng: Coi trọng vai trò, vị thế của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Cuba

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023, điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11 - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11 - Ảnh: VGP

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 đến ngày 21/5/2023.

Sự coi trọng của Nhóm G7 và nước Chủ tịch với Việt Nam

Nhóm G7 được thành lập vào năm 1976, là một liên minh gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy. Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.

G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu. Các thành viên nhóm G7 sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với thị trường khoảng 10% tổng dân số thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hàng năm, tập trung trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội, gồm tài chính, tăng trưởng, công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, dịch bệnh, bình đẳng giới, các điểm nóng, xung đột trên toàn cầu…

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G7, với sự tham dự của các nước và tổ chức quốc tế khách mời, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19-22/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, trong đó Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20-21/5.

Khách mời của Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á).

Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm 3 phiên, với các chủ đề: "Hợp tác xử lý đa khủng hoảng" (tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới), "Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững" (tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng) và "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" (tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương).

Hội nghị dự kiến thông qua "Chương trình hành động Hiroshima về an ninh lương thực toàn cầu tự cường". Đây là lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.

Đây là hội nghị đa phương quan trọng, diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của các nước. Hội nghị được Nhật Bản đăng cai tổ chức trong vai trò Chủ tịch Nhóm G7 năm 2023, đồng thời Nhật cũng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024.

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Đây là lần thứ 3 Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và là lần thứ hai theo lời mời của Nhật Bản.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 26-28/5/2016 tại Nhật Bản và Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng ngày 9/6/2018 tại Canada. Việt Nam cũng là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay.

Điều này cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực. Sự tham dự của Việt Nam khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử

Chuyến công tác của Thủ tướng tới Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh năm 2023 là năm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Hiện, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (tháng 10/2011). Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt trên 10,6 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Nhật Bản có 5.050 dự án FDI còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 69,4 tỷ USD, đứng thứ 3 trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Về viện trợ phát triển chính thức ODA, Nhật Bản là nước cung cấp vốn vay bằng đồng yên cho Việt Nam lớn nhất, tổng giá trị vay tính đến hết năm tài khóa 2020 là 2.812,8 tỷ yên (tương đương 27,5 tỷ USD), chiếm hơn 26% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ).

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất với việc Nhật Bản liên tục cung cấp ODA những năm gần đây cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam.

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã phái cử hơn 350.000 thực tập sinh sang Nhật Bản. Hiện Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản với hơn 200.000 người.

Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 51.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam trong lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ; hỗ trợ Việt Nam dạy tiếng Nhật tại một số trường tiểu học, phổ thông cơ sở tại Hà Nội và TPHCM.

Năm 2019, lượng khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam đạt 951.962 người, đứng thứ 3, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có khoảng 23.000 công dân Nhật Bản tại Việt Nam.

Hợp tác địa phương hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, là một điểm sáng trong quan hệ hai nước thời gian qua, với hơn 70 văn bản hợp tác đã được ký kết và vẫn còn nhiều dư địa để phát triển.

Hợp tác phòng chống COVID-19, Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 7,4 triệu liều vaccine, hơn 4 tỷ yên để cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế. Chính phủ, Quốc hội và địa phương ta hỗ trợ hơn 1,2 triệu khẩu trang cho Nhật Bản. Từ 11/10/2022, Nhật Bản đã nới lỏng quy chế cho phép khách du lịch Việt Nam nhập cảnh.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đạt 476.346 người (chiếm 16%, đứng thứ 2 sau Trung Quốc), theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, đến tháng 6/2022. Người Việt Nam hiện sinh sống, làm việc và học tập trên khắp 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Nhật Bản.

Chuyến công tác làm việc tại Nhật của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển, đồng thời thúc đẩy các nội dung hợp tác trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA thế hệ mới, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng...; tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Một trong những điểm nhấn trong chương trình chuyến công tác là Tọa đàm Kinh doanh Việt Nam-Nhật Bản với sự tham dự của hơn 50 tổ chức kinh tế, hiệp hội và doanh nghiệp Nhật Bản.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản sẽ góp phần triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2033.

Chuyến công tác sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm với hòa bình, phát triển và các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương trong năm 2025

Theo khảo sát lương của Robert Walters, tập đoàn tư vấn tuyển dụng chuyên nghiệp, 82% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi sẽ dự kiến tăng lương trong năm 2025.
Quảng Ngãi: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến đâu?

Quảng Ngãi: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đến đâu?

Đến hết tháng 10/2024, giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Quảng Ngãi mới đạt 28,1% kế hoạch vốn giao, ước hết tháng 11/2024, đạt khoảng 36,2% kế hoạch vốn giao.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.

Tin khác

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Đường băng sân bay Long Thành vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025

Dự án thành phần 3 sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam sẽ hoàn thành cơ bản phần xây dựng trước tháng 12/2025, lắp đặt thiết bị vận hành thử từ đầu năm 2026
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh mới

Các chuyên gia cho rằng, cần tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước phát huy hơn nữa vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang gấp rút hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Thu phí ô tô vào nội đô giảm ùn tắc: Có đúng thời điểm?

Theo chuyên gia, Hà Nội là một siêu đô thị với mật độ dân số gần 10 triệu dân, theo đó, việc thu phí vào nội đô sẽ xuất hiện nhiều bất cập.
Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Xóa dòng chữ ‘đoạn đường Sơn Hải bảo hành 10 năm’ trên biển báo: Cục Đường bộ nói gì?

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, việc khắc phục những tồn tại của biển báo hiệu nêu trên là cần thiết và phù hợp quy định của pháp luật.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index thủng mốc 1.200 điểm đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, thị trường chứng khoán hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.
Phiên bản di động