Thị trường chứng khoán giằng co, nhà đầu tư có nên mua đuổi?
Ngày 22/5, thông tin đến Báo Công Thương, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường chứng khoán VnDirect cho rằng, thị trường chứng khoán tuần 22 - 26/5 tiếp tục diễn biến giằng co. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm.
Những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí) nên được ưu tiên.
Ngược lại, kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.100 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự kể trên.
Vẫn theo chuyên gia, tuần trước chỉ số VN-INDEX dao động trong vùng 1.058 - 1.077 điểm và chốt tuần tại tại mức 1.067 điểm (gần như không đổi so với cuối tuần trước đó. Điểm tích cực là thanh khoản thị trường tiếp tục có sự cải thiện so với tuần trước đó.
Dòng tiền trong nước đã bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trong nước dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, để thị trường có thể bứt phá qua vùng kháng cự mạnh 1.080 - 1.100 điểm thì cần thêm những thông tin hỗ trợ từ chính sách trong nước.
Cụ thể, nhà đầu tư đang rất chờ đợi thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa của Ngân hàng Nhà nước cũng như chính sách giảm thuế VAT 2% nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân.
"Những chính sách này nếu được thông qua trong thời gian tới có thể là cú hích để chỉ số VN-Iindex thiết lập lại xu hướng tăng điểm và hướng đến các cột mốc cao hơn trong giai đoạn tới", chuyên gia Đinh Quang Hinh nhấn mạnh.
![]() |
Thị trường chứng khoán tiếp tục giằng co, nhà đầu tư hạn chế mua đuổi để tránh rủi ro (Ảnh minh họa) |
Theo chuyên gia Chứng khoán Asean (Asean SC), ngày giao dịch cuối tuần trước, chỉ số VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu, và đóng cửa giảm hơn 1 điểm, mức cao hơn trung bình trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,24 điểm (-0,12%), đóng cửa ở mức 1.067,07 điểm. Thanh khoản sàn HSX ở mức hơn 755 triệu cổ phiếu (+16%), giá trị gần 13.400 tỷ đồng (+15%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (168 mã tăng/ 212 mã giảm).
Vệc thị trường giảm điểm nhẹ với giá đóng cửa ở mức cao hơn trung bình trong ngày, trong bối cảnh thanh khoản tăng khá và cao hơn trung bình 20 phiên, cho thấy sự giằng co của bên mua và bên bán, và sự chững lại của đà tăng.
"Do đó, chúng tôi cho rằng khả năng thị trường sẽ cần phải tích lũy thêm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn. Dự báo trong phiên giao dịch tới, sự giằng co có thể sẽ diễn ra giữa lực mua tại hỗ trợ 1.065 – 1.070 điểm và lực bán tại kháng cự 1.075 – 1.080 điểm, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày", chuyên gia Asean SC nhận định.
Dưới góc nhìn thận trọng, chuyên gia đến từ Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định chỉ số VN-Index giảm điểm giằng co trong phiên trước cho thấy thị trường vẫn thiếu động lực bứt phá. Về mặt tổng thể, diễn biến đi ngang trong biên độ hẹp của VN-Index trong những phiên gần đây không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt xu hướng. Tuy nhiên, chỉ số cần sớm vượt qua ngưỡng cản gần quanh 1.07x để tránh rủi ro quay trở lại xu hướng giảm điểm. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư được khuyến nghị tạm đứng ngoài thị trường hoặc chỉ tham gia với 1 tỷ trọng thấp.
Trong khi đó, khối phân tích thuộc Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) lại cho rằng thị trường có thể sẽ tăng trong phiên giao dịch đầu tuần và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng 1,080 – 1,085 điểm trong các phiên giao dịch đầu tuần. Đồng thời, đồ thị giá của các chỉ số chính vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên thị trường có thể sẽ nhanh chóng kết thúc nhịp điều chỉnh.
Nhưng đồ thị giá của chỉ số VNSmallcaps vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên xu hướng tăng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có dấu hiệu chứng lại. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư cũng có dấu hiệu thận trọng với diễn biến thị trường hiện tại.
"Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hiện tại và hạn chế mua mới trong giai đoạn này", báo cáo phân tích thị trường của FSC nêu.
Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Nhận định chứng khoán 9/4: Ưu tiên quản trị rủi ro

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Nhận định chứng khoán 8/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh
Tin khác

Nhận định chứng khoán 4/4: Chờ đợi những cơ hội mua mới

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Nhận định chứng khoán 3/4: Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh

Nhận định chứng khoán 2/4: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 1/4: Không nên bán đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 31/3: Cân nhắc chốt lời

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Nhận định chứng khoán 28/3: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
