Thanh tra loạt doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng: Hé lộ nhiều sai phạm
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng. Theo kết luận thanh tra, trong xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 10 tổng công ty (công ty mẹ) thuộc Bộ Xây dựng có những khuyết điểm, vi phạm về tài chính với tổng số tiền tạm tính khoảng 5.690 tỷ đồng.
Một số công ty như Sông Đà, Licogi, Fico, Lilama, Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), VNCC xác định giá trị doanh nghiệp không đầy đủ, không chính xác, không đúng quy định, thiếu khoản lãi tiền gửi, giá trị thương hiệu, khấu hao công cụ dụng cụ, xoá khoản nợ không đúng quy định…với tổng số tiền là 23,3 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp như Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Licogi (Licogi), Tổng công ty Đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen) khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã tính toán giá trị lợi thế thương mại, chi phí cơ hội chưa đầy đủ, chính xác, với tổng số tiền thiếu khoảng 1.879 tỷ đồng.
![]() |
Tổng công ty Sông Đà (ảnh to), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (ảnh nhỏ) |
Cụ thể, Licogi tính thiếu khoảng 348 tỷ đồng tại dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt; Viwaseen tính thiếu 23,8 tỷ đồng khi chuyển nhượng dự án khu đô thị An Thịnh 6; Vicem khi xác định giá trị doanh nghiệp đã không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền khai thác khoáng sản các mỏ đá vôi, đất sét khoảng 1.507 tỷ đồng.
Quá trình xử lý tài chính để cổ phần hóa Vicem, Vicem Hải Phòng, Vicem chưa xử lý, thu nộp khoản chênh lệch 3.011 tỷ đồng giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là chưa đúng quy định.
Cũng theo kết luận thanh tra, 10/16 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý, sử dụng khoảng 1.348.172m2 đất nhưng trong quá trình cổ phần hóa, một số tổng công ty chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp tài sản nhà đất, chưa hoàn thành phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số trường hợp xây dựng phương án sử dụng đất không đúng quy hoạch sử dụng đất địa phương.
Nhiều tổng công ty không cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu đất đai theo đề nghị của địa phương.
Một số địa phương nhận được văn bản đề nghị của Bộ Xây dựng và các tổng công ty nhưng chưa có văn bản tham gia ý kiến về phương án sử dụng đất, chưa phê duyệt giá đất để xác định giá trị tài sản đất đai phục vụ định giá doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số tổng công ty dù thực hiện thoái vốn Nhà nước nhưng vẫn còn các khoản đầu tư ngoài ngành, không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, có nhiều rủi ro thua lỗ với số tiền khoảng 147 tỷ đồng.
Để xử lý những vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra cổ phần hóa các tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tổng công ty khẩn trương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, vi phạm thuộc trách nhiệm của đơn vị.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các tổng công ty tập trung rà soát, xử lý theo quy định đối với vi phạm về tài chính đã nêu trong kết luận thanh tra với tổng số tiền khoảng 5.690 tỷ đồng. Riêng với khoản tiền 4.529 tỷ đồng tại Vicem, Thanh tra Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng chỉ đạo thu nộp ngân sách khoảng 2.910 tỷ đồng.
Kiến nghị chuyển 2 vụ vi phạm trong cổ phần sang Bộ Công an Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển hồ sơ 2 vụ vi phạm trong cổ phần hóa liên quan đến các công ty con của Tổng công ty Coma và Tổng công ty Viwaseen sang Bộ Công an điều tra Thứ nhất, vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai của Công ty TNHH MTV sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ phát triển nông thôn (Decoimex thuộc Tổng công ty Coma) tại dự án nhà ở Decoimex mở rộng phường 6, phường 9, TP Vũng Tàu, trong đó có diện tích đất khoảng 1.137m2 có dấu hiệu vi phạm Điều 228, 229 Bộ luật Hình sự 2015 về quản lý, sử dụng đất đai. Thứ hai, vi phạm quy định trong việc thoái vốn đầu tư của Tổng công ty Viwaseen tại Công ty CP Đầu tư và xây dựng Viwaseen Huế, có dấu hiệu vi phạm Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.
|
Tin mới cập nhật

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?
Tin khác

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Sắp mở rộng cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Trung Lương-Mỹ Thuận

Dự án Vành đai 4 đang 'kích thích' đất nền ven đô

Nhà trọ ế ẩm, vắng người thuê

Hơn 350 doanh nghiệp bất động sản góp mặt tại VRECC 2025

Bắc Giang: Phê duyệt đồ án quy hoạch khu đô thị thương mại dịch vụ, công nghiệp tại thị xã Việt Yên

TP. Hồ Chí Minh: Giá căn hộ tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm kỷ lục
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
