Thành phố Cần Thơ phát triển sản xuất công nghiệp và tăng xuất khẩu
Sản xuất công nghiệp Việt Nam: Chuyển đổi số vẫn là mũi nhọn phát triển Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp tháng Hai tăng 5,1% |
Giữ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa
Ông Trần Minh Kiệt - Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đánh giá từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động với những biện pháp thích hợp tăng cường sản xuất hàng hóa, duy trì thị trường truyền thống, xúc tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Các đơn vị chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và đã mang lại mức tăng trưởng khả quan trong những tháng đầu năm 2023.
![]() |
Thủy sản - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Cần Thơ |
Năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ toàn thành phố Cần Thơ thực hiện đạt 2.285,7 triệu USD, vượt 13% so với kế hoạch năm và tăng 26,5% so với năm 2021. Riêng 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện đạt trên 352,48 triệu USD, tăng 1,03% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước thực hiện đạt 86,63 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt trên 28.680 tấn, với kim ngạch đạt 93,81 triệu USD, tăng 11,88% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng gạo xuất khẩu 141.360 tấn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 66,73 triệu USD, tăng 2,02% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 170 doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có 67 doanh nghiệp thủy sản. Hàng hóa xuất khẩu tổng cộng trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ngành hàng thủy sản đã xuất khẩu sang các châu lục trên thế giới, nhiều nhất Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, EU...
Đối với ngành hàng gạo, những tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tập trung thực hiện các hợp đồng phải giao và ký kết thêm các hợp đồng mới. Trong đó chủ yếu là gạo thơm xuất sang thị trường Philippines, Ghana, Cameroon, Bờ Biển Ngà và Hàn Quốc...
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Cần Thơ đưa ra nhiều giải pháp thực hiện trong năm 2023. Đặc biệt, thành phố sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan tổ chức hội thảo kết nối doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu - châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, Cần Thơ còn khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chuyển từ phương thức tiểu ngạch sang phương thức chính ngạch, tăng cường mời gọi các doanh nghiệp logistics sớm đầu tư xây dựng Trung tâm logistics tại Cần Thơ.
Thực hiện nhiều mục tiêu mới
Thực tế cho thấy thành phố Cần Thơ hiện tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau Long An. Tuy nhiên, Cần Thơ chưa thực sự trở thành trung tâm công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao của vùng, tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp thành phố cho vùng chưa cao, công nghiệp hỗ trợ còn chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao còn thấp. Việc phát triển các khu cụm công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút doanh nghiệp quy mô lớn.
Theo ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Cần Thơ, để khắc phục nhanh những tồn tại, tạo đà phát triển sản xuất công nghiệp, xuất khẩu nhanh hơn, thành phố đang kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm logistics tại Cần Thơ, nhằm xây dựng hệ thống kho bảo quản hàng hóa xuất khẩu, vận chuyển... Các sở, ngành chức năng khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu…
Thực hiện nhiều mục tiêu phát triển mới, UBND thành phố Cần Thơ cũng vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Giai đoạn 2021- 2025, Cần Thơ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng vốn đầu tư 75.000 - 80.000 tỷ đồng; con số này của giai đoạn 2026 - 2030 là từ 90.000 - 100.000 tỷ đồng.
Mục tiêu của đề án là thu hút đầu tư nhằm phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp chủ lực như chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; sản xuất hóa chất (dược phẩm, phân bón…); công nghiệp công nghệ cao (điện tử, viễn thông…); cơ khí chế tạo, vật liệu mới; năng lượng mới, năng lượng tái tạo và nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ.
Tin mới cập nhật

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Quý I/2025: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8%, cao nhất trong 5 năm

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao tháng 1/2025

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Lạng Sơn: Sản xuất công nghiệp vượt khó, tiếp tục ổn định

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
Tin khác

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
