Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số

“Nếu không đẩy mạnh chuyển đổi số, kinh tế số, tạo ra việc làm số và việc làm trong môi trường số thì mục tiêu thu hẹp năng suất lao động ngày một xa vời”.
Kinh tế số Việt Nam: Thời cơ vàng, thách thức lớn Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN Xuất khẩu phần mềm là điểm tựa của kinh tế số

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) trả lời phỏng vấn về vai trò kinh tế số với việc tăng năng suất lao động.

Tăng năng suất lao động phải dựa vào kinh tế số

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê)

Tổng cục Thống kê đã từng thử đo lường tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP. Thưa bà, hiện tại tỷ trọng này là bao nhiêu?

Năm 2023 chưa kết thúc, chưa có đầy đủ số liệu, nên Tổng cục Thống kê chưa tính toán được, nhưng ước tính tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GDP khoảng 12%. Còn năm 2022, ngành thống kê đã thử nghiệm tính toán tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 12,6%. Theo tôi được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông tính toán, đến tháng 6/2023, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 15,2%.

Vì sao lại có sự chênh lệch như vậy, thưa bà?

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), kinh tế số bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế dựa vào hoặc được tăng cường đáng kể bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào kỹ thuật số, bao gồm công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, dịch vụ kỹ thuật số và dữ liệu. Mặc dù các tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm về kinh tế số, nhưng các khái niệm chưa đồng nhất vì hiểu thế nào về kinh tế số là khá phức tạp.

Khi chưa có cách hiểu thống nhất thì không có các tiêu chí đo lường thống nhất, khiến số liệu không đồng nhất, khó so sánh nền kinh tế nào được số hóa hơn, chuyển đổi số nhanh hơn. Ví dụ, Thống kê quốc gia Trung Quốc tính toán, tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Trung Quốc là 40% GDP. Trong khi đó, Hoa Kỳ công bố, tỷ trọng kinh tế số của họ chỉ chiếm 10,3% GDP; Canada 6-7% GDP; Australia là 6,1% GDP; Thái Lan 14,1%...

Về lý thuyết và cả trên thực tế, nền kinh tế phát triển hơn, tiên tiến hơn thì kinh tế số đóng góp vào GDP nhiều hơn, nhưng số liệu về kinh tế số do các nền kinh tế lại không phải như vậy. Nguyên nhân là do các nước sử dụng khái niệm kinh tế số khác nhau, dẫn đến có hoạt động kinh tế nước này tính là kinh tế số, nước khác lại không. Và đây cũng lý giải số liệu khác nhau về kinh tế số do Tổng cục Thống kê tính toán khác so với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Vậy Tổng cục Thống kê căn cứ vào khái niệm nào để tính ra kinh tế số?

Chúng tôi dựa vào khái niệm của OECD. Đây cũng là khái niệm được nhiều nước áp dụng, trong đó có khối G7.

Kinh tế số được hiểu là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Từ cách hiểu này, chúng tôi đã tính toán, năm 2022, tỷ trọng kinh tế số đóng góp vào GDP 12,6% và năm nay giảm xuống, ước chỉ đạt 12%.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra mục tiêu, đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GDP và đạt 30% GDP vào năm 2030. Như vậy, thưa bà, dù lấy theo số liệu của Tổng cục Thống kê hay Bộ Thông tin và Truyền thông thì cũng không dễ đạt được mục tiêu này?

Như tôi đã nói, hiện có nhiều khái niệm về kinh tế số khiến cách tính giá trị tăng thêm của kinh tế số vào GDP khác nhau. Nhưng tựu trung lại, kinh tế số bao gồm kinh tế số lõi, hẹp, rộng và xã hội số.

Cụ thể, kinh tế số lõi là tất cả các hoạt động kinh tế của nhà sản xuất hàng hóa công nghệ thông tin và dịch vụ kỹ thuật số theo phân ngành kinh tế; kinh tế số hẹp bao gồm phần “lõi” và các đơn vị kinh tế hoàn toàn dựa trên công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số để vận hành, ví dụ như nền tảng thanh toán di động, nền tảng thương mại điện tử; kinh tế số rộng, bao gồm phần “hẹp” và các đơn vị kinh tế mà hoạt động sản xuất được tăng cường đáng kể nhờ công nghệ và dữ liệu số. Và cuối cùng là xã hội số, bao gồm phần “rộng” và hoạt động cá nhân trong xã hội dựa vào nền tảng số. Nếu tính theo xã hội số thì tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP của Việt Nam không hề thấp.

Như vậy, tỷ trọng kinh tế số bao nhiêu không quan trọng, mà quan trọng là làm sao phải đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thưa bà?

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng trưởng kinh tế không còn quá phụ thuộc vào lợi thế tài nguyên, địa chính trị hay nguồn nhân lực, mà là năng suất lao động dựa vào kinh tế số, nền tảng số. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sản lượng nhóm ngành sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin tăng một đồng sẽ kích thích các ngành khác của nền kinh tế tăng lên 0,3 đồng; nhóm ngành truyền thông và nội dung số tăng sản lượng một đồng, kích thích các ngành khác tăng sản lượng 0,39 đồng; sản lượng nhóm ngành dịch vụ công nghệ thông tin tăng một đồng làm tăng sản lượng các ngành khác 0,28 đồng.

Kinh tế số, chuyển đổi số, xã hội số ngày càng dựa vào công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, nhưng con người vẫn là trung tâm, là nhân tố quyết định, nếu không, dù được trang bị công nghệ tối tân đến đâu, trí tuệ nhân tạo phát triển thế nào đi chăng nữa, thì cũng không thể tăng được năng suất lao động, hiệu quả lao động.

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, dân số Việt Nam đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong phân bố tuổi với quá trình chuyển đổi nhân khẩu học. Vào năm 2035-2037, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số, nên ngay từ bây giờ, nếu người dân không được trang bị kiến thức và làm việc trong môi trường số với công nghệ thay đổi chóng mặt, thì khi bước vào già hóa dân số sẽ thiếu lao động trầm trọng, tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội vô cùng lớn.

baodautu.vn
baodautu.vn

Tin mới cập nhật

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) thành công, các doanh nghiệp cần phải vượt qua những thách thức về hạ tầng dữ liệu, nhân lực và chi phí đầu tư.
Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột ở mỗi quốc gia, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.

Tin khác

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Tấn công chủ đích APT, mã độc gián điệp spyware và mã hoá dữ liệu tống tiền ransomware vẫn là những hình thức tấn công mạng chính trong năm 2025.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tại Tech Awards 2024, các chuyên gia đã bàn về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thiết bị gia dụng và cách AI đơn giản hóa cuộc sống.

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Phát triển chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới chính quyền số được tỉnh Lào Cai xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện đại hóa nền hành chính…
Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Những trường THPT công lập nào tăng chỉ tiêu lớp 10?

Năm 2025, tổng chỉ tiêu vào lớp 10 công lập không chuyên và trường chuyên ở Hà Nội tăng 5.000 học sinh so năm ngoái, trong đó có đến 70 trường tăng chỉ tiêu.
Phiên bản di động