Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN

Thị trường thương mại điện tử trong ASEAN được đánh giá vô cùng hứa hẹn, xong các quốc gia vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với các MSMEs.
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử: Thúc đẩy thương mại gắn liền quản lý chặt chẽThủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tửRào cản nào đang “níu chân” doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử?

Lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số đang được hưởng lợi đặc biệt nhờ vào những phát minh công nghệ mang tính đột phá cùng nỗ lực chuyển đổi số của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Những thay đổi này có tác động vô cùng lớn tới sự thăng tiến của tổng thể nền kinh tế và xã hội, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Trong khu vực ASEAN, lĩnh vực thương mại điện tử đã chứng kiến sự bùng nổ doanh thu trong đại dịch Covid-19. Thương mại điện tử đã phát triển theo cấp số nhân trong giai đoạn này, trở thành động lực chính trong quá trình chuyển đổi số. Với nhu cầu mua hàng của người dân trên các nền tảng số tăng cao, các doanh nghiệp và cá nhân cũng đã thích ứng bằng việc ưu tiên phát triển hình thức kinh doanh trực tuyến.

Theo báo cáo năm 2022 của Google, Temasek và Bain & Company tập trung vào 6 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam, có tới 20 triệu người dân đã sử dụng nền tảng trực truyến lần đầu tiên vào năm 2022, nâng tổng số người dùng Internet trong khu vực từ 360 triệu người vào năm 2019 lên 460 triệu người vào năm 2022.

Nhờ vào sự tiện lợi và hiệu quả của thương mại điện tử, lĩnh vực được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng mặc dù đại dịch Covid-19 đang dần kết thúc.

Xu hướng thương mại điện tử và kinh tế số trong khu vực ASEAN

Theo báo cáo của Statista, ASEAN được dự báo sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 11,43% trong 5 năm tới, tương đương với các nước đã phát triển trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Canada. Doanh thu cuối năm 2023 được dự báo đạt 113,90 tỷ USD và hoàn toàn có thể lên mốc 175 tỷ USD vào cuối năm 2027. Trong đó, ngành hàng điện tử và thực phẩm được người tiêu dùng trong ASEAN ưa chuộng nhất. Cũng theo thống kê của Statista, mỗi người tiêu dùng trong khu vực được dự đoán sẽ chi tiêu lần lượt 180 đô và 145 đô trong năm nay, lần lượt cho hai ngành hàng trên.

Sự xuất hiện của các nền tảng thương mại điện tử cũng đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển chung của lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực ASEAN. Shopee được đánh giá là nền tảng nổi trội nhất, chiếm tới 44% tỷ lệ tổng doanh thu toàn khu vực. Với đà tăng trưởng này, ASEAN đang trên con đường trở thành nền kinh tế Internet trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Thương mại điện tử là động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), trong việc tiếp cận các thị trường quốc tế. Tuy thị trường thương mại điện tử trong ASEAN được đánh giá vô cùng hứa hẹn, xong các quốc gia vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với các MSMEs trong việc phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

Các khó khăn có thể kể tên như: Logistics, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến hay các vướng mắc về quy định pháp lý tại từng quốc gia. Vì thế, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN - ASEAN Online Sale Day cùng các hoạt động bên lề dự kiến tiếp tục được triển khai lần thứ 3 vào tháng 8 năm nay, với mục tiêu chính nhằm khuyến khích, thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực ASEAN; mang đến môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, lành mạnh, thiết thực cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trên thương mại điện tử.

Trong khuôn khổ các chuỗi sự kiện chuẩn bị cho ASEAN Online Sale Day 2023 lần này, Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới trong ASEAN” sẽ diễn ra vào ngày 21/6 này, với sự góp mặt của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới, qua đó hi vọng hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp MSMEs.

Năm 2020, Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN được tổ chức lần đầu tiên, đã thu hút sự quan tâm lớn từ doanh nghiệp và người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trong khối ASEAN. Với sự nỗ lực kết nối và tổ chức từ các quốc gia thành viên, ASEAN Online Sale Day đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển thương mại điện tử nói riêng và quá trình chuyển đổi số của khu vực nói chung.

Dự kiến tuần lễ mua sắm tuyến lớn nhất ASEAN năm 2023 - ASEAN Online Sale Day 2023 sẽ diễn ra từ ngày 8 - 22/8 sắp tới.

Ngân Thương
Bình luận

Đọc nhiều

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Điển đạt gần 1 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Điển đạt gần 1 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Thụy Điển đạt gần 1 tỷ USD.
Người dân Quảng Nam, Đà Nẵng mất tiền tỷ do bão số 1

Người dân Quảng Nam, Đà Nẵng mất tiền tỷ do bão số 1

Bão số 1 gây mưa lớn khiến nhiều lồng bè nuôi thủy sản của người dân tại Quảng Nam, Đà Nẵng đứt neo bị lũ cuốn đi, mang theo hàng tỷ đồng tôm, cá.
Nghệ An: Nỗ lực cải thiện chỉ số Hiệp định thương mại tự do – FTA Index

Nghệ An: Nỗ lực cải thiện chỉ số Hiệp định thương mại tự do – FTA Index

Năm 2024, chỉ số Hiệp định thương mại tự do – FTA Index của Nghệ An chỉ xếp thứ 33, năm nay, địa phương phấn đấu nằm trong top 20 trên cả nước.
Thay đổi cách tính thuế: Hộ kinh doanh cần hiểu đúng để không lo lắng

Thay đổi cách tính thuế: Hộ kinh doanh cần hiểu đúng để không lo lắng

Nhiều hộ kinh doanh hoang mang vì quy định thuế mới. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng và được hỗ trợ, chuyển đổi số sẽ là cơ hội để phát triển bền vững.
Thanh khoản phái sinh xuống mức thấp nhất nhiều tháng

Thanh khoản phái sinh xuống mức thấp nhất nhiều tháng

Thị trường chứng khoán phái sinh tháng 5/2025 giảm nhiệt, khối lượng và giá trị giao dịch bình quân sụt mạnh sau nhiều tháng sôi động, phản ánh tâm lý thận trọng.
Bắc Giang: Tổ chức tiêu thụ vải thiều tại các khu công nghiệp

Bắc Giang: Tổ chức tiêu thụ vải thiều tại các khu công nghiệp

Tỉnh Bắc Giang tổ chức triển khai “Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn” tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang để kích thích tiêu thụ vải thiều.
Dâu da xanh đổ bộ phố thị, 'được lòng' thực khách Thủ đô

Dâu da xanh đổ bộ phố thị, 'được lòng' thực khách Thủ đô

Dâu da xanh (đặc sản miền Tây) đang "lên phố", chinh phục thực khách Hà Nội nhờ ngoại hình bắt mắt, vị chua nhẹ dễ ăn và nguồn gốc rõ ràng, giá cả hợp lý.
Phát hiện kho hàng đồ chơi, mỹ phẩm nghi nhập lậu tại Ninh Bình

Phát hiện kho hàng đồ chơi, mỹ phẩm nghi nhập lậu tại Ninh Bình

Lực lượng Quản lý thị trường Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra kho hàng chứa hàng trăm sản phẩm đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nghi nhập lậu.
Hải Phòng: Thiết thực Ngày hội kết nối, tiêu thụ sản phẩm sầu riêng Cần Thơ

Hải Phòng: Thiết thực Ngày hội kết nối, tiêu thụ sản phẩm sầu riêng Cần Thơ

Ngày 11/6, Sở Công Thương Hải Phòng, Sở Công Thương Cần Thơ phối hợp tổ chức Ngày hội kết nối, tiêu thụ sản phẩm sầu riêng của TP. Cần Thơ tại TP. Hải Phòng.
Thị trường chứng khoán chờ đợi tín hiệu nâng đỡ VN-Index

Thị trường chứng khoán chờ đợi tín hiệu nâng đỡ VN-Index

Thị trường chứng khoán sẽ không tăng trưởng một mạch mà sẽ có sự đan xen các nhịp điều chỉnh - tích lũy và tăng giá.