Tăng năng lực cho nhà cung cấp để tham gia sâu chuỗi chế biến chế tạo

Doanh nghiệp cần tập trung nâng cao cả về chất lượng và số lượng các nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 trong nước để gia tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng, chế biến chế tạo; từ đó nâng cao nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp trong nước.

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo "Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo", do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức chiều ngày 7/3, tại Hà Nội.

Chú thích ảnh
Dây chuyền sản xuất tại Công ty cổ phần sản xuất ô tô Hyundai Thành Công, khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh minh họa: TTXVN

Theo báo cáo tại hội thảo, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia mới nổi có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực và thế giới với mức tăng trưởng kinh tế sơ bộ bình quân năm trong giai đoạn 2011-2020 là 5,95%.

Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nền tảng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tàng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký trong giai đoạn 2011-2020.

TS. Trương Chí Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ cho hay, Chính phủ và các địa phương, nhiều tổ chức đã có sự hỗ trợ cho ngành chế biến chế tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và kết nối các doanh nghiệp trong - ngoài nước với nhau. Tuy nhiên, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI về nhà cung cấp chủ yếu xoay quanh chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, yếu tố công nghệ...; trong đó, vấn đề về giá và quản trị các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa cạnh tranh so với doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan...

Cùng với đó, hầu hết các doanh nghiệp thiếu các công đoạn gia công để có cụm hoàn chỉnh, chủ yếu sản xuất các linh kiện rời. Với nguồn tài chính và quản trị còn kém, họ khó có thể tăng quy mô sản xuất hoặc thăng cấp từ nhà cung ứng cấp 2 lên cấp 1, đầu tư nâng cao năng lực...

Qua khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp là nhà cung ứng luôn mong được giảm chi phí sản xuất thông qua tiếp cận tín dụng ưu đãi hơn; quản trị tinh gọn hoặc được tiếp cận, đào tạo sản xuất với các tiêu chuẩn quốc tế, quy trình quản lý, năng lực thương mại và kết nối với nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng muốn tăng quy mô doanh nghiệp thông qua đầu tư mới cho công nghệ, nhà xưởng và liên kết cụm doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh.

Vì thế, để giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn, sâu hơn vào chuỗi cung ứng của các FDI, cần hỗ trợ họ nâng cao năng lực thông qua các chính sách khuyến khích chuyển đổi số, đầu tư vào sản xuất điện tử.

"Chúng ta vẫn chưa có chiến lược, các cơ chế chính sách cụ thể cho lĩnh vực điện tử. Trong khi đó, điện tử là vấn đề của tương lai. Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp FDI nội địa hóa bằng các chính sách về thuế, lao động, ưu tiên thu hút các FDI có định hướng rõ ràng về nội địa hóa", bà Trương Chí Bình khuyến nghị.

Cùng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban Kế hoạch Kinh doanh và Đối ngoại Công ty Toyota Motor VietNam, sản lượng sản xuất tính trên mỗi mẫu xe tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan và Indonesia nên rất khó để nội địa hóa do thiếu quy mô sản xuất tập trung. Theo khảo sát, ở Việt Nam chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp cung ứng tuyến dưới, trong khi Thái Lan là hơn 3.000 doanh nghiệp. Ở Việt Nam, có từ 80-85% linh kiện cho sản xuất xe ô tô trong nước là nhập khẩu, trong khi Thái Lan chỉ nhập khẩu 10%.

Việt Nam yếu ở ngành công nghiệp nguyên vật liệu (thép, nhựa), trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, quy mô thị trường nhỏ... khiến chi phí sản xuất linh kiện cao. Tuy vậy, Việt Nam cũng có những lợi thế như nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí vận chuyển tới nhà máy sản xuất xe thấp hơn so với nhập khẩu.

Để hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, TMV đã tăng cường nội địa hóa bằng cách thiết lập phòng phát triển nhà cung cấp và làm việc cùng nhau, để từng bước phát triển năng lực của họ.

"Chúng tôi phát triển năng lực cho nhà cung cấp từ cơ sở nền tảng đến kỹ năng và hiệu suất trong công việc; giúp họ áp dụng thành công các hoạt động 5S để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và cải thiện hiệu suất; áp dụng "dòng chảy sản xuất" đối với các nhà cung cấp linh kiện dập để cải thiện sơ đồ các vị trí xưởng dập... Nếu năm 2010, TMV chỉ có 13 nhà cung cấp thì đến 2020, đã có 46 nhà cung cấp; trong đó 6 nhà cung cấp thuần Việt", ông Nguyễn Trung Hiếu bày tỏ.

Theo chia sẻ của ông Harsono, Phòng Quan hệ đối ngoại - Hiệp hội Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế tạo ô tô Indonesia, hàng năm, các đơn vị sẽ có kế hoạch hành động như đào tạo chuyên gia từ sơ cấp, cao cấp đến cấp quốc gia. Các chuyên gia này sẽ tới những doanh nghiệp và giúp họ phát triển, cải thiện hệ thống, chất lượng sản xuất từ cấp thấp lên cao.

"Chúng tôi xây dựng bộ tiêu chuẩn năng lực quốc gia cho sản xuất tinh gọn; chương trình đào tạo theo từng cấp độ từ 0 đến 5; trong đó, cấp độ tối thiểu để cung ứng cho ô tô là cấp độ 3 - sản xuất ổn định với những tiêu chuẩn kèm theo. Có như vậy, các doanh nghiệp sẽ biết mình nằm ở đâu và phải nâng cấp năng lực từng bước như thế nào", ông Harsono nói.

Tin mới cập nhật

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ưu tiên xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.
Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: Cần chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, tạo sức đột phá

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cần xác định sản phẩm cốt lõi có sức đột phá để phát triển.
Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hoá: Phát triển công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường

Thanh Hóa có định hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.
Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ là trụ cột

Những năm gần đây, với các chính sách thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn cho các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hậu Giang: Ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Đến năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng...
Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Quảng Ngãi: Công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng tâm

Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi mục tiêu phát triển trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Doanh nghiệp cơ khí: Tìm cách tiến sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Ngành cơ khí được đánh giá là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên cần thêm nguồn lực để gia tăng thị phần và tham gia vào chuỗi cung ứng cho sản phẩm cơ khí.
Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội: Tăng giải pháp, hiện thực hoá mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang đứng trước những cơ hội vàng để tham gia và mở rộng vị thế trên thị trường toàn cầu.
Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Quảng Nam: Liên kết sản xuất giữa công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh xây dựng đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm liên kết ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí.

Tin khác

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hướng đến chuyển đổi xanh

Ngành điện tử của Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sản xuất công nghiệp hỗ trợ, hướng đến phát triển bền vững nhưng thân thiện với môi trường.
Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Tăng sức hút đầu tư, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thủ phủ công nghiệp tỉnh Bình Dương đang nỗ lực thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ với những chính sách thông thoáng.
Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn: Cơ hội nào cho công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử?

Nhiều tập đoàn công nghệ dịch chuyển vào Việt Nam, kéo theo một loạt doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đây là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng?

Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải hợp tác với nhau.
HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

HanoiTex và HanoiFabric 2024: Đem đến công nghệ mới nhất cho ngành dệt may

Nhiều công nghệ mới nhất của ngành dệt may sẽ được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Ngành công nghiệp dệt và may – Thiết bị, nguyên phụ liệu và vải 2024.
Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển ngành ô tô: Mục tiêu tăng trưởng gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ.
Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Tạo lực đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa

Ngành nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, ngành này đang gặp phải không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu.
Công nghiệp hỗ trợ ô tô:

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: 'Tăng lực' để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.
Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Cần chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho công nghiệp hỗ trợ ngành da giày

Để ngành da giày chủ động nguyên phụ liệu cho sản xuất, doanh nghiệp trong ngành mong muốn có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được hỗ trợ về vốn

CNHT Việt được xác định chưa xứng với tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Trong đó, vấn đề chính sách phát triển cho lĩnh vực này được coi là “điểm nghẽn”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Cà phê Robusta đang tiến đến mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đang chứng kiến những diễn biến hết sức tích cực, đặc biệt là đối với loại cà phê Robusta.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Phiên bản di động