PV GAS: Tiên phong hội nhập quốc tế trong lĩnh vực LNG
Xu hướng của ngành công nghiệp khí
Nghị quyết 55-NQ/TW được Bộ Chính trị phê duyệt về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã đặt ra mục tiêu cụ thể đối với ngành công nghiệp khí là đủ năng lực nhập khẩu LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045; đồng thời chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu liên quan đến ngành công nghiệp khí Việt Nam như: Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG; phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực; đẩy mạnh hợp tác quốc tế…
![]() |
Lễ khởi công Dự án kho cảng LNG Thị Vải vào năm 2019 |
Quyết định 60/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 xác định rõ quan điểm: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; triển khai nhập khẩu LNG; hội nhập với thị trường khí trong khu vực, thế giới; nghiên cứu, tìm kiếm thị trường và đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kho cảng để sẵn sàng tiếp nhận, nhập khẩu LNG với mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn; hình thành và triển khai các dự án hợp tác sản xuất LNG ở nước ngoài, vận chuyển và phân phối tại Việt Nam.
Kế hoạch 5 năm 2020 - 2025 và Chiến lược phát triển PV GAS đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 của PV GAS trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt cũng xác định rõ quan điểm phát triển: “Nguồn LNG nhập khẩu là nguồn khí chính đảm bảo sự phát triển bền vững của PV GAS, của ngành công nghiệp khí Việt Nam”; tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển PV GAS ngày càng lớn mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế; tham gia tích cực thị trường ngành khí quốc tế.
![]() |
Một góc bồn chứa 1 triệu tấn LNG Thị Vải đang thi công xây dựng |
Có thể thấy, Nghị quyết 55, Quyết định 60 và Chiến lược phát triển của PV GAS đều đã xác định rõ công tác nhập khẩu và phát triển LNG là một trong những giải pháp phát triển năng lượng bền vững của quốc gia, bù đắp cho các nguồn nhiên liệu sơ cấp trong nước dần suy giảm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn mới, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng Việt Nam đang tăng cao.
Theo đánh giá của Hiệp hội Khí thế giới, thị trường LNG toàn cầu đang dần trở thành một thị trường hàng hóa có tính thương mại cao, được củng cố bằng sự tăng trưởng mạnh trong cung – cầu, mức độ đầu tư cho hạ tầng xuất nhập khẩu LNG, sự hình thành các trung tâm lớn (hub) nhập khẩu/phân phối LNG, sự phát triển khoa học, công nghệ trong chuỗi LNG, khuynh hướng dịch chuyển giá LNG neo theo giá dầu sang giá hub, tính đa dạng cao của các thỏa thuận thương mại. Thương mại quốc tế khí tự nhiên hóa lỏng LNG tiếp tục là phân khúc sôi động và phát triển mạnh mẽ trong chuỗi giá trị khí tự nhiên toàn cầu.
Thực tế, các nước phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan đã nhận thấy vai trò tích cực của LNG trong việc cung ứng nguồn năng lượng cho quốc gia và đã bắt đầu phát triển hạ tầng, nhập khẩu từ nhiều năm trước. Hiện nay các quốc gia này, ngoài việc đảm bảo nhu cầu năng lượng nội địa từ nguồn LNG nhập khẩu, còn đóng góp tích cực với vai trò là nhà cung cấp LNG cho các nước lân cận, hình thành các trung tâm xuất nhập khẩu LNG khu vực, góp phần quan trọng định hình chuỗi giá trị LNG khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Vươn đến tầm cao mới
Với định hướng hội nhập quốc tế, vươn tầm cao mới, PV GAS xác định qua cánh cửa LNG, Tổng công ty sẽ có điều kiện tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm, thông lệ quốc tế liên quan đến chuỗi giá trị LNG toàn cầu, bao gồm các mảng đa dạng về chính sách pháp luật, đầu tư hạ tầng, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực. Ngoài ra, thông qua mối liên kết với chuỗi giá trị LNG toàn cầu, PV GAS có cơ hội tiếp cận các thời cơ, cũng như nắm bắt kịp thời các rủi ro của thị trường toàn cầu, thực hành, va chạm, tích lũy năng lực, kinh nghiệm, dần bước chân vào môi trường kinh doanh quốc tế đầy năng động và chuyên nghiệp.
![]() |
Tổng giám đốc PV GAS dẫn đầu đoàn công tác đến thăm công trình kho cảng LNG Thị Vải |
Năm 2019, PV GAS đã khởi công xây dựng Dự án kho cảng LNG Thị Vải với công suất qua kho giai đoạn 1 là 1 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành năm 2022; giai đoạn 2 với công suất 3 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành năm 2023. Sau khi hoàn thành sẽ bổ sung nguồn cung khoảng 1,4 tỷ m3 khí cấp cho các khách hàng tiêu thụ gồm: Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và 4, các khách hàng công nghiệp, bù đắp một phần lượng khí thiếu hụt trong nước sau năm 2022. Cùng với kho cảng nhập khẩu LNG Sơn Mỹ với tổng công suất dự kiến khi hoàn thành lên đến 10 triệu tấn LNG/năm, nhu cầu năng lượng cho khu vực Nam bộ trong tương lai về cơ bản sẽ được đáp ứng.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị nguồn LNG khi có nhu cầu trong nước, PV GAS cũng đã ký kết hợp đồng khung mua bán LNG với hai nhà cung cấp: Shell Singapore và Gazprom Marketing and Trading Singapore (GMTS) để có thể cung cấp các chuyến hàng LNG giao ngay khi PV GAS có nhu cầu. Với các hợp đồng MSA, PV GAS có thể linh hoạt bổ sung thêm nguồn hàng LNG khi có nhu cầu thông qua việc phát yêu cầu chào mua đến các nhà cung cấp LNG.
Ghi nhận thông qua thống kê các giao dịch mua bán LNG giao ngay và ngắn hạn trong vòng 5 năm qua cho thấy, tổng khối lượng LNG giao dịch thông qua hình thức MSA tăng dần hàng năm và đang chiếm tỷ trọng 30% tổng khối lượng LNG giao dịch trên thị trường. Do vậy, trong thời gian tới, PV GAS sẽ tiếp tục ký kết các hợp đồng MSA với các nhà cung cấp LNG tăng số lượng lên từ 20 - 30 MSA để tăng tính cạnh tranh và linh hoạt trong việc thu xếp các chuyến hàng giao ngay.
![]() |
Lãnh đạo PV GAS chúc mừng đơn vị mới thành lập: Chi nhánh Kinh doanh LNG thuộc PV GAS |
Cuối năm 2019, PV GAS cũng đã thành lập chi nhánh kinh doanh LNG, với chức năng phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí khô, LNG, condensate; xuất nhập khẩu LNG, condensate; kinh doanh dịch vụ vận chuyển các sản phẩm khí; thu gom, vận chuyển, tàng trữ khí và sản phẩm khí… nhằm tập trung xây dựng năng lực và phát triển thị trường LNG.
Phát triển lĩnh vực LNG được xác định là xu hướng tất yếu của Việt Nam để đa dạng hoá nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế đất nước ngày càng tăng cao; trong khi sản lượng khí khai thác trong nước đang suy giảm và hoạt động thăm dò, tìm kiếm các nguồn dầu khí thay thế gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, với vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí, PV GAS đã có những bước đi tiên phong, tích cực trong lĩnh vực LNG ở nước ta, nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới, nâng tầm vị thế PV GAS trong ngành năng lượng Việt Nam cũng như ngành công nghiệp khí thế giới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tin mới cập nhật

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà
Tin khác

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Infographic | Quy trình, thủ tục kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Nhận định chứng khoán 10/4: Hạ tỷ trọng về mức an toàn

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch
