Tận dụng công nghệ phát triển ngành da giày trong bối cảnh mới

Để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định của cuộc chơi.
Hỗ trợ doanh nghiệp ngành da giày nâng cao thị phần tại thị trường EU Ngành da giày đã tận dụng hiệu quả ưu đãi xuất xứ trong EVFTA

Theo Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), xuất khẩu da giày Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm ngoái.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 1
Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây, xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tuy nhiên, do tình hình chuyển biến xấu kéo dài, mục tiêu này khó có thể đạt được.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị của các thị trường lớn, càng đòi hỏi các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững.

Khó khăn bủa vây

Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu của toàn ngành da giày Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Lạm phát tăng cao ở các nước châu Âu, Mỹ, tổng cầu giảm khiến các đơn hàng sụt giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó vẫn có những điểm sáng, tạo kỳ vọng cho ngành da giày Việt Nam sớm phục hồi khi tình hình được cải thiện.

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (LEFASO), Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 10 tỷ USD, giảm 14,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc 5 tháng đầu năm cũng chỉ đạt khoảng 136,7 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch LEFASO đánh giá đây là lần sụt giảm lớn nhất đầu tiên của ngành, nhưng không quá bất ngờ.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, tình hình 5 tháng đầu năm nay khó khăn hơn rất nhiều so với những năm trước.

Lý giải ở góc độ vĩ mô, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, nên khi kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam.

Chính sách thắt chặt tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu - 2 thị trường xuất khẩu chính, chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam đã khiến tổng cầu giảm, kéo theo đơn hàng giảm.

Ở góc độ ngành, ông Diệp Thành Kiệt lý giải, sự sụt giảm trên có nguyên nhân xuất phát từ thách thức nội tại của ngành.

Chi phí lao động tăng hàng năm; việc thiếu hụt những loại nguyên liệu Việt Nam không thể sản xuất được, dù ngành da giày được đánh giá là đã chủ động được nguồn nguyên liệu và có tỷ lệ nội địa hóa khá cao.

Đồng thời, khả năng phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ 4.0 vào tổ chức và quản lý sản xuất còn thấp. Việc nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu mới ngày càng cao của thị trường về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) còn có mức độ.

Vào đầu tháng 10 tới, Liên minh châu Âu (EU), thị trường lớn của ngành da giày Việt Nam sẽ triển khai thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Ngày 1/1/2026, CBAM sẽ có hiệu lực chính thức và vận hành hoàn toàn vào năm 2034.

Mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, CBAM chỉ mới áp dụng đối với 6 loại hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao là sắt thép, ximăng, phân bón, nhôm, điện và hydro, nhưng khi có hiệu lực chính thức, cơ chế này sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Ngành công nghiệp da giày sản xuất khoảng 25 tỷ đôi mỗi năm; trong đó có Việt Nam sẽ khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, những thách thức từ cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn còn kéo dài. Kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn, giá cả tăng, tiêu dùng giảm. Xu hướng sản xuất dịch chuyển gần hơn đến nơi tiêu thụ khiến những nước xa như Việt Nam sẽ gặp khó khăn.

Thách thức cạnh tranh từ các nước có chi phí lao động thấp như Bangladesh, Myanmar, các nước châu Phi; trong đó, bài học từ sự cạnh tranh của Bangladesh đối với ngành dệt may Việt Nam cũng là lời cảnh báo cho ngành da giày Việt Nam.

Một thách thức khác là thuế tối thiểu toàn cầu (GMT). Theo đó, thuế suất tối thiểu 15% sẽ được áp dụng cho các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu 750 triệu euro (khoảng 800 triệu USD) trong 2 năm của 4 năm liên tiếp gần nhất. Nếu công ty trả ít hơn 15% ở quốc gia đầu tư, thì công ty phải trả phần thiếu hụt ở quốc gia đặt trụ sở chính.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, ngành da giày Việt Nam, các doanh nghiệp FDI chiếm đến gần 80% và có nhiều công ty đạt được mức doanh thu này.

Mặc dù hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp phổ biến là 20%, nhưng thông qua các chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế trung bình khoảng 12,3%. Chênh lệch 2,7% so với thuế GMT. Một số doanh nghiệp FDI còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian hoặc chỉ nộp sau khi làm ăn có lãi.

Do vậy, mặc dù mới chỉ có EU và Hàn Quốc thông qua việc áp dụng GMT, nhưng có thể thấy, đây sẽ là xu hướng khó đảo ngược khi nhiều quốc gia khác cũng đang tích cực rà soát để điều chỉnh luật và ngành da giày Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Những thách thức trên buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, vì “nếu chúng ta không thay đổi, họ có thể ngưng đơn hàng và chuyển sang nơi khác,” ông Kiệt nhấn mạnh.

Kỳ vọng phục hồi

Mặc dù tình hình được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với nền tảng vĩ mô ổn định và đà phục hồi kinh tế ấn tượng của năm 2022, cùng một số tín hiệu mới vẫn là những điểm sáng kỳ vọng cho sự phục hồi của ngành da giày Việt Nam.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 2
Một đại diện doanh nghiệp tìm hiểu thông tin nhà cung cấp hàng dệt may của Việt Nam. (Ảnh: Diệu Linh/TTXVN)

Theo ông Diệp Thành Kiệt, mặc dù tình hình còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn lại năm 2022 - năm phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhờ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành sang thị trường châu Âu tăng từ 26,9% năm 2021 lên 28,5%.

Đồng quan điểm, ở góc độ chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp cho biết, nhiều doanh nghiệp và nhiều chuyên gia Việt Nam cũng dự báo rằng nửa cuối năm, khả năng phục hồi các hợp đồng có thể đậm hơn, không quá tiêu cực như đầu năm.

Một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp đã có kết quả tốt, như chính sách hoãn giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí và thuế, nới room tín dụng và khuyến khích các tổ chức tín dụng cải thiện mặt bằng lãi suất vay, nhanh chóng giải ngân cho các doanh nghiệp hội đủ các điều kiện hoặc vay và khả năng trả nợ.

Chủ tịch hội doanh nghiệp vùng Kansai Nhật Bản trong trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong đã cho biết, Chính phủ Nhật Bản khi tư vấn cho các doanh nghiệp nước này đã khẳng định đầu tư ở Việt Nam có rủi ro bằng 0.

Vì Việt Nam ổn định về chính trị; ít thiên tai; người Việt Nam thông minh, khéo léo; môi trường kinh doanh thuận lợi với hàng loạt FTA được ký kết và Việt Nam cũng là điểm đến địa chính trị quan trọng cho việc kết nối với khu vực ASEAN.

Theo Tiến sỹ Phong, một tín hiệu đáng mừng nữa là dịch COVID-19 đã được kiểm soát hiệu quả. Trung Quốc đã hạ cấp quản lý bệnh này xuống nhóm B và khôi phục hoạt động đi lại. Mỹ cũng đã tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5 vừa qua cũng đã họp bàn chi tiết về việc gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp COVID-19 trong năm 2023. Nhiều ý kiến chuyên gia y tế cho rằng đã đủ điều kiện để Việt Nam tuyên bố kết thúc dịch bệnh.

Ông Maxime Rogeon - Trưởng Bộ phận Da giày của công ty Decathlon Việt Nam cho biết Việt Nam hiện là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày dép.

Việt Nam hiện đang có nhiều lợi thế do có thị trường lớn, mức thuế cạnh tranh và tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu. Hầu như tất cả các nhà sản xuất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Hiện Tập đoàn Decathlon vẫn kỳ vọng và sẽ tiếp tục có những khoản đầu tư lớn, cũng như áp dụng những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam.

Ngành xuất khẩu chủ lực

Ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 (theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg).

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 3
Công nhân làm việc trong xưởng sản xuất giày của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Da giày được xác định là một trong các ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước; có sản phẩm chất lượng, cạnh tranh trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước; giữ vững vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu sản phẩm da giày hàng đầu thế giới.

Mục tiêu đến năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép, túi xách đạt 38-40 tỷ USD. Đến năm 2035, ngành sẽ phát triển hiệu quả và bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước; tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển được một số thương hiệu tầm khu vực và thế giới.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp, với chiến lược tổng thể nói trên, Việt Nam cho thấy sẽ cương quyết giữ ngành da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực hàng đầu thế giới.

Việt Nam sẽ làm mọi cách để giữ được sự cạnh tranh của ngành mình. Đây chính là cam kết của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ từng từng bước xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược này. Các doanh nghiệp chính sẽ đóng góp cho việc hoàn thành chiến lược đó.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch LEFASO, cùng với Chiến lược phát triển tổng thể ngành, các doanh nghiệp da giày, các nhà đầu tư cần quan tâm đến Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 9/1/2023 của Quốc hội.

Nghị quyết này chia cả nước thành 6 vùng kinh tế-xã hội, nhưng trong đó, 4 vùng được xem là có lợi thế tốt cho ngành thời trang là vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố; vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố và vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố.

Hiện khoảng 65% năng lực sản xuất giày dép Việt Nam đang tập trung tại vùng Đông Nam Bộ; 16% tại vùng Đồng bằng sông Hồng; 15% tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 3% ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; 1% ở vùng Miền núi phía Bắc; trong đó, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng giảm năng lực sản xuất. Các vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có chiều hướng tăng lên.

Do vậy, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nếu muốn mở rộng sản xuất, nên quan tâm đến các xu hướng này, nếu không sẽ không dễ kiếm được lao động.

Theo ông Diệp Thành Kiệt, trên cơ sở phân tích và dự báo tình hình, LEFASO đã xây dựng kịch bản xuất khẩu cho năm 2023. Theo đó, nếu tình hình hình chuyển biến tốt, sản xuất phục hồi từ quý 3, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 25,8 tỷ USD, giảm 7,5% so với năm ngoái.

Với kịch bản trung bình, đến quý 4 năm 2023 sản xuất mới được phục hồi, kim ngạch xuất khẩu năm nay dự kiến đạt 25 tỷ USD, giảm 10,5% so với năm 2022. Với kịch bản xấu, đến quý 4 năm nay, sản xuất vẫn chưa phục hồi, kim ngạch xuất khẩu dự kiến chỉ đạt 24,4 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2022.

Tuân theo quy định

Phó Chủ tịch LEFASO Kiệt, ông Diệp Thành Kiệt cho biết, trong lĩnh vực thời trang, các thị trường lớn và các thương hiệu lớn là người dẫn dắt cuộc chơi.

Tan dung cong nghe phat trien nganh da giay trong boi canh moi hinh anh 4
(Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Do vậy, để có thể thực hiện được các mục tiêu của chiến lược tổng thể, giữ vững được vị trí xuất khẩu cao, các doanh nghiệp da giày Việt Nam buộc phải tuân theo các quy định của cuộc chơi.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào các tiêu chuẩn của yêu cầu phát triển bền vững. Các FTAs sẽ không có ý nghĩa nếu các doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững của thị trường.

Việt Nam có thể xuất khẩu cao vào châu Âu nhờ Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), nhưng khi cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) có hiệu lực, nếu không thỏa mãn tiêu chí của CBAM, dù có EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể xuất khẩu vào châu Âu.

Đồng thời, doanh nghiệp phải phát triển được năng lực tự thiết kế; giá thành sản xuất phải có chi phí thấp nhất. Về phía nhà nước cần ban hành sớm các chính sách khuyến khích nội địa hóa nguyên liệu, khuyến khích thực hiện các yêu cầu về phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) trong buổi công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu Doanh nghiệp xanh năm 2023 khẳng định, một số doanh nghiệp sau khi tuân thủ quy trình sản xuất xanh đang gặt hái thành công khi quá tải đơn hàng. Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là hướng đi bắt buộc và sống còn không chỉ riêng doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế của quốc gia.

Thông điệp từ chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2023 sáng 31/5 vừa qua cũng đã nhấn mạnh, phát triển bền vững không phải là chi phí, là gánh nặng, mà chính là đầu tư và cơ hội cho doanh nghiệp.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Chính phủ Việt Nam hiện rất cầu thị trong việc lắng nghe và ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để các chính sách có thể đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp cần phát huy vai trò của các hiệp hội đại diện của mình để truyền tải kiến nghị lên Trung ương, Chính phủ một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nhất.

Khi đó, các chính sách ban hành mới có thể tháo gỡ được điểm nghẽn, điểm khó khăn của các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển.

Liên quan đến sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cho hay, theo lộ trình, sàn sẽ vận hành thí điểm từ năm 2025 và vận hành chính thức trong năm 2028 để phù hợp với các cam kết quốc tế.

Các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực hoàn toàn có đủ thời gian tìm hiểu và chuẩn bị để tham gia thị trường này. Thị trường này được hứa hẹn sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp hướng đến sản xuất xanh, phát thải thấp.

Doanh nghiệp có tiềm năng giảm phát thải lớn với chi phí thấp có thể lập tức đầu tư chuyển đổi công nghệ giảm phát thải, từ đó có thể tăng thêm nguồn thu từ việc bán hạn ngạch dư thừa.

Ông Maxime Rogeon, Trưởng Bộ phận Da giày của công ty Decathlon Việt Nam cho rằng, mặc dù Việt Nam hiện hiện đang có nhiều lợi thế như: Hầu như tất cả các nhà sản xuất lớn của thế giới đều có cơ sở sản xuất tại Việt Nam; thị trường lớn nhờ các FTA; tự chủ được khoảng 50% nguyên liệu.

Tuy nhiên, với nhiều đối thủ cạnh tranh như Indonesia, hiện đang có mức thuế nhập khẩu vào Mỹ tốt hơn Việt Nam, Việt Nam cần phải có những giải pháp về logistics xanh, giải pháp về nguồn cung ứng và vận chuyển nhanh hơn nữa.

Ngành da giày Việt Nam cần phải có cuộc Cách mạng lần thứ tư thật sự; cần có chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong sản xuất.

Việt Nam cũng cần cơ cấu lại ngành sản xuất giày dép. Hiện có nhiều quy trình sản xuất, mô hình kinh doanh bền vững giúp tiết kiệm nhiều hơn mà Việt Nam có thể áp dụng. Việt Nam cũng cần sáng tạo các mô hình kinh doanh mới.

Tư vấn ở góc độ chuyển đổi số, Tiến sỹ Lê Hùng Cường, Giám đốc kỹ thuật số công ty FPT Digital, trực thuộc Tập đoàn FPT khuyến nghị, các doanh nghiệp da giày cần tính toán xây dựng hoặc tham gia vào các nền tảng hệ sinh thái chia sẻ, qua đó sẽ tận dụng được lợi thế về công nghệ nguồn dữ liệu lớn.

Quá trình chuyển đổi số cần đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu, đảm bảo an toàn mạng. Việc bảo mật dữ liệu không chỉ là bảo mật dữ liệu của công ty mà cả thông tin dữ liệu khách hàng. Các doanh nghiệp cần quan tâm tối ưu hóa trải nghiệm và tương tác khách hàng đối với toàn bộ các khâu của quá trình kinh doanh./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2024 đạt 941,93 triệu USD, giảm hơn 15%

Xuất khẩu thức ăn gia súc 11 tháng năm 2024 đạt 941,93 triệu USD, giảm hơn 15%

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thức ăn gia súc đã thu về hơn 941,93 triệu USD, giảm 15,2% so với 11 tháng năm 2023.
Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Giá tăng cao, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.000 tấn trong lúc giá tăng cao đã giúp Việt Nam thu về gần 1,3 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá ngừ các loại của Việt Nam sang thị trường Bồ Đào Nha tăng 607,4% về lượng và tăng 438,4% về trị giá.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 102,25 tỷ USD.
Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục
Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 12.299 tấn hoa hồi, tổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD, trong đó Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8.116 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Năm 2024, ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mốc kỷ lục hơn 3,1 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước.
Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

11 tháng, giá trị xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD do có sự cạnh tranh từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh.
Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Nhận định chứng khoán 27/12: Thị trường xuất hiện nhịp rung lắc nhẹ

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, dao động rung lắc vẫn sẽ là xu hướng chính trong thời gian tới cho đến khi các tín hiệu vĩ mô rõ ràng hơn.
Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Để dịch vụ logistics hàng không là “cây đũa thần” cho phát triển du lịch Việt

Bối cảnh mới cho phát triển du lịch yêu cầu sự phối hợp giữa dịch vụ logistics hàng không và du lịch để tiếp tục xây dựng hình ảnh hấp dẫn cho du lịch Việt Nam.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Các chuyên gia nhận định, VN-INDEX đã có một tuần kém tích cực khi giao dịch trong sắc đỏ cùng thanh khoản giảm sút.
Phiên bản di động