Tái cấu trúc thị trường và doanh nghiệp để gỡ nghẽn thanh khoản

Vốn tắc ở tất cả “mặt trận” khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đang tê liệt dòng tiền.
Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng Tín dụng bất động sản: Nỗi lo nợ xấu phình to dần hiện hữu

Dẫn ví dụ có doanh nghiệp nợ gấp 50 lần vốn chủ sở hữu, PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, muốn gỡ bài toán này, phải xuất phát từ việc tái cấu trúc thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp, phải hiểu đúng nguyên nhân khiến doanh nghiệp bất động sản nghẽn thanh khoản, thì mới tìm được giải pháp “trúng”.

Tái cấu trúc thị trường và doanh nghiệp để gỡ nghẽn thanh khoản
PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh

Thưa ông, trong tình hình nghẽn thanh khoản trầm trọng hiện nay, doanh nghiệp bất động sản đang rất mong có sự hỗ trợ vốn từ tín dụng và cơ chế giãn, hoãn nợ. Theo ông, điều này có khả thi?

Khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay không xuất phát từ phía ngân hàng. Thực tế, năm 2022, tín dụng bất động sản tăng tới hơn 24%, thậm chí còn tăng mạnh hơn các năm trước đó. Gốc rễ dẫn tới tình trạng đuối sức của doanh nghiệp bất động sản hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác.

Thứ nhất, 3 năm qua (2020 - 2022), nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng giá bất động sản tăng tới 60 - 70%/năm. Ngay cả năm 2022, dù nửa cuối năm, thị trường bất động sản khựng lại, thanh khoản kém đi, song giá cả năm vẫn cao hơn năm 2021.

Sở dĩ có tình trạng này là do năm 2021 và nửa đầu năm 2022, thị trường chứng khoán tăng mạnh, nhà đầu tư chốt lời và đổ tiền vào bất động sản, tạo ra làn sóng đầu cơ. Sau đó, các nhà đầu tư chốt lời bất động sản lại quay sang chứng khoán, khiến hai thị trường này có sóng liên tục. Bất động sản tăng giá phi mã, trong khi VN-Index có lúc đạt 1.600 điểm. Giá bất động sản quá cao, biểu hiện “bong bóng” là lý do thị trường cần có sự điều chỉnh, tái cấu trúc, đưa giá nhà ở về giá trị thực.

Thứ hai, thị trường bất động sản thời gian qua tăng giá mạnh, song lại mất cân đối về phân khúc. Trong khi nhà giá rẻ, nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu ở thực rất thiếu, thì nhà ở cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng lại đang dư thừa.

Thứ ba, doanh nghiệp bất động sản thời gian qua phát triển ồ ạt, mở rộng quy mô ồ ạt, vay vốn vô tội vạ. Có doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn gấp gần 50 lần vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp như vậy làm sao có thể tồn tại bền vững được?

Với tình hình thị trường và doanh nghiệp như vậy, gỡ bài toán thị trường phải xuất phát từ việc tái cấu trúc thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp, chứ không phải từ tín dụng. Không thể để thị trường bất động sản tiếp tục tái diễn như 3 năm qua.

Theo ông, doanh nghiệp phải tái cấu trúc nguồn vốn như thế nào, khi các kênh huy động vốn đều bế tắc?

Có mấy nguồn vốn cơ bản đổ vào thị trường bất động sản, làm thị trường nóng lên thời gian qua, bao gồm tiền trả trước của người mua (đa phần mua đầu cơ), vốn huy động qua thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, tín dụng ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đóng băng, thị trường chứng khoán gặp khó, người mua nhà cũng không còn tiền khi ngân hàng siết tín dụng… Tóm lại, dòng vốn không thể quay vòng được. Thêm vào đó, tài sản thế chấp của doanh nghiệp (bất động sản và cổ phiếu) giảm giá mạnh, ngân hàng cũng giảm tỷ lệ cho vay trên tài sản định giá, khiến doanh nghiệp càng khó khăn.

Dù vậy, không phải là không có cách, chỉ có điều, doanh nghiệp có quyết liệt chịu “đau” để làm hay không.

Các giải pháp như ông nói là gì?

Trước hết, các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện giảm giá, đưa bất động sản về giá trị thực. Chỉ khi bất động sản chiết khấu hấp dẫn, kích thích người mua, thì dòng tiền mới bắt đầu chảy, doanh nghiệp mới có thể thu hồi tiền về.

Thứ hai, doanh nghiệp phải liên doanh, liên kết để có nguồn vốn đầu tư các dự án sắp hoàn thành, nhanh chóng có sản phẩm bán ra thị trường để có doanh thu.

Thứ ba, với doanh nghiệp “ôm” cùng lúc nhiều dự án, thì phải giảm giá, bán bớt dự án để trả nợ cho nhà đầu tư. Tất nhiên, bán dự án thời điểm này, doanh nghiệp sẽ thiệt thòi, song đây là giải pháp cần thiết để giữ uy tín với nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Sau khi “sống sót” qua giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để có vốn đầu tư.

Thứ tư, phải chú trọng các phân khúc phù hợp nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là các dự án nhà ở thương mại có giá hợp lý, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội…

Thứ năm, Chính phủ cũng phải đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp phép dự án, đẩy nhanh công tác quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ với hạ tầng phù hợp. Ngoài ra, cần phải thiết kế lại chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ, với chính sách như thời gian qua, chưa thể khuyến khích được doanh nghiệp tham gia phân khúc này.

Cùng với các giải pháp trên, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất cấp bách. Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP. Tuy vậy, theo tôi, cần ban hành một nghị định mới sửa đổi căn cơ và có lộ trình hơn. Việc “ân hạn” 1 năm với một số quy định hay cho phép gia hạn trái phiếu thêm 2 năm không thể tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu.

baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế vừa có những động thái mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc vẫn đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Điều này đã thúc đẩy hoạt động ký quỹ lên mức cao nhất trong 9 năm.
Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.

Tin khác

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2024.
Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử và nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc quản lý thuế đối với các hoạt động này đặt ra nhiều thách thức mới cho cơ quan thuế
Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Phiên bản di động