Tác dụng kép thần kỳ từ quả trám đen không phải ai cũng biết
Buộc tiêu hủy hơn 1.600kg quả trám trắng nhập lậu từ Trung Quốc Ăn trám có thực sự tốt không? Những lợi ích khi ăn quả trám |
Mùa thu là mùa thu hoạch quả trám. Thời điểm này, các bà nội trợ lại tìm mua quả trám, chế biến thành nhiều món ngon đặc trưng. Trám có hai loại: trám trắng còn gọi trám xanh và trám đen. Ngoài vị ngon, bùi, béo ngậy, quả trám cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, phốt pho, canxi, chất béo, axit folic, chất xơ... Cùi trám cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin E, vitamin B, vitamin P, canxi, sắt, kẽm, magie, kali,...
![]() |
Trám đen có những lớp cùi thịt màu vàng vị bùi bùi, sử dụng nhiều trong chế biến món ăn |
Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền, quả trám trắng hoặc quả trám đen đều có tác dụng chữa bệnh. Quả trám có tính bình, vị hơi chua, hơi chát và hơi ngọt, có tác dụng giải độc, sinh tân, chỉ khát, lợi yết hầu. Đông Y còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng quả trám như bài thuốc chữa ho đờm, chữa khàn tiếng, chữa ngộ độc, chữa hóc xương cá, chữa động kinh, chữa đau bụn,...
Tác dụng của quả trám
Trị đau họng: Nước cốt quả trám không dùng hạt là một vị cứu tinh cho những ai đang mắc chứng đau họng, sưng amidan, hay ho đàm,… Chúng có tính ấm, dùng trước bữa ăn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc điều trị các bệnh trên.
Giải rượu: Quả trám đen tươi cùng một lượng phèn chua vừa đủ có thể giúp bạn giải rượu, tiêu biến các chất độc của rượu khi thấm vào cơ thể, gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… Bên cạnh đó, nhằm dễ sử dụng hơn chúng ta cũng có thể nấu quả trám lấy nước uống, cũng có tác dụng tương tự.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Một trong những tác dụng của quả trám cần nhắc tới là cung cấp các dưỡng chất lành mạnh và tốt cho sức khỏe tim mạch. Cùng với những nhóm chất chống oxy hóa, lượng khoáng chất kali trong quả trám giúp điều hòa huyết áp ổn định, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tới tim, giúp bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.
Trị đau khớp: Trong các loại trám đều chứa một lượng canxi vừa đủ để hỗ trợ các vấn đề xương khớp. Quả trám đen bỏ vỏ, trong một vài bài thuốc có tác dụng trị đau nhức xương khớp hiệu quả.
Chống oxy hóa: Bất kỳ một loại thực vật nào cũng đều chứa lượng carbonhydrate đáng kể. Như một tính chất đặc trưng của thực vật, quả trám đen cũng rất có ích trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn ngừa lão hóa và các gốc tự do gây bệnh tim, ung thư,…
Giảm ốm nghén: Phụ nữ khi mang thai thường có triệu chứng buồn nôn, ốm nghén. Làm cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu chất, chóng mặt… Quả trám đen là vị cứu tinh cho cảm giác ốm nghén khó chịu này. Có thể sắc quả trám đen này thành thuốc uống hoặc nấu cùng các món ăn hằng ngày cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Chữa đau bụng: Đau bụng là triệu chứng chúng ta thường thấy nhất ở mọi giới tính, mọi độ tuổi. Phần lớn nguyên nhân gây đau bụng là do đường tiêu hóa. Có thể là do ăn không đúng bữa, do ăn quá nhiều thức ăn, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc đơn giản là do cơ thể không thích ứng với món ăn đó… Quả trám đen nấu lấy nước cùng một ít nguyên liệu khác giúp giảm các triệu chứng đau bụng nhanh chóng.
Ngoài những công dụng trên, từ lâu quả trám đen đã trở thành nguyên liệu gần gũi, dân dã nhưng lại tạo nên một nét đặc trưng rất riêng của ẩm thực Việt. Một số món ăn rất ngon kết hợp với quả trám có thể kể đến như: Trám kho thịt, trám kho cá, xôi trám, trám đen nhồi thịt, canh gà trám đen, ô mai trám…Đặc biệt, quả trám bùi bùi, vị chát nhẹ mà đa dạng các loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu nên các món ăn cũng được xem như bài thuốc hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
![]() |
Trám xanh ngoài là một món ăn còn là một vị thuốc với nhiều công dụng |
Tuy có nhiều công dụng như vậy nhưng "cái gì quá cũng không tốt", bạn không nên ăn trám quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trám có chứa nhiều chất đạm nên việc ăn trám nhiều trong một thời gian dài không tốt cho những người bị bệnh lý liên quan đến mỡ nhiễm máu hay béo phì...Bên cạnh đó, ăn nhiều có thể dẫn đến buồn nôn và nhức đầu vì mùi hương của trám khá nồng khi ăn. Vì vậy, bạn nên ăn quả trám ở mức vừa phải để sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Doanh nghiệp ‘chuyển mình’ để thích ứng xu hướng tiêu dùng
