petrolimex ha giang lan toa tinh than tuong than tuong ai

Petrolimex Hà Giang: Lan tỏa tinh thần tương thân tương ái

Công ty Xăng dầu Hà Giang đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phố Cáo (ĐồngVăn, Hà Giang) tặng quà cho 119 học sinh mầm non điểm trường Sảng Pả. Điểm trường Sảng Pả là một trong 7 điểm trường thuộc Trường Mầm non Phố Cáo, tại đây đang có 119 cháu độ tuổi từ 25 tháng – 5 tuổi của 3 thôn: Sảng Pả, Suối Thầu và Tá Tò được gửi. Các em chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Pu péo, gia đình thuộc các hộ nghèo và cận nghèo. Công ty Xăng dầu Hà Giang đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phố Cáo (ĐồngVăn, Hà Giang) tặng quà cho 119 học sinh mầm non điểm trường Sảng Pả - Ảnh: Thu Hường Trước đề xuất của Đảng ủy và chính quyền xã Phố Cáo, Ban lãnh đạo công ty đã quyết định hỗ trợ 40 cái chăn, 12 cái chiếu, 120 cái gối, 20 cái đệm cho điểm trường Sảng Pả Hiện xã Phố Cáo có hơn 6.000 nhân khẩu với hơn 1.300 hộ, chủ yếu là các hộ nghèo, cận nghèo trong đó có đến 95% là đồng bào dân tộc Mông. Để đến được điểm trường nhiều em phải đi quãng đường dàu trên 5km, trong đó nhiều điểm phải đi qua những dòng suối cạn, trong điều kiện cầu qua suối chưa có, vào mùa mưa bão, hiện tượng sạt lở đất, lũ quét thường xuyên diễn ra, để đảm bảo an toàn cho các em học sinh, việc tạo điều kiện để các em nghỉ lại trường là điều hết sức cần thiết. Trước đề xuất của nhà trường và chính quyền địa phương, ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, trước mắt Ban lãnh đạo công ty sẽ trao đổi với cấp ủy Chi bộ trong công ty để vận động các cán bộ, đảng viên tham gia ủng hộ để thời gian tới có thể đầu tư, hỗ trợ điểm trường Sảng Pả thêm Tủ cơm nấu bằng ga, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp các cô giáo có thêm thời gian chăm sóc và dạy dỗ các con.
tim thay thi the nan nhan cuoi cung trong vu sat lo dat tai ha giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang

Sáng ngày 2/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ sạt lở đất tại Km49, Quốc lộ 2, thuộc địa bàn thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Viết Thuộc, sinh năm 1960, trú tại thôn Tân Tiến, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang. Sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang. (Ảnh: baophapluat) Thi thể của ông Thuộc được phát hiện gần chiếc xe máy mà ông đang sử dụng khi vụ sạt lở xảy ra. Theo thông tin từ người dân khu vực, ông Thuộc đang di chuyển bằng xe máy qua đoạn đường này thì gặp phải vụ sạt lở. Lớp đất lớn đã nhanh chóng vùi lấp ông cùng xe máy. Sau khi tìm thấy, thi thể ông Thuộc đã được đưa về Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Quang để làm các thủ tục pháp lý và bàn giao cho gia đình lo hậu sự. Tính đến 8 giờ ngày 2/10, vụ sạt lở đất và lũ quét tại huyện Bắc Quang đã khiến 15 người thương vong, bao gồm 5 người chết, 1 người mất tích và 9 người bị thương. Hiện, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích cuối cùng trong vụ lũ quét tại thôn Thượng Mỹ, xã Việt Vinh, là bà Vần Thị Xưởng, sinh năm 1970.
ha giang sat lo kinh hoang vui lap 4 nha dan 7 o to xe may

Hà Giang: Sạt lở kinh hoàng, vùi lấp 4 nhà dân, 7 ô tô, xe máy

Sáng 29/9, ông Nguyễn Đình Quang, Chủ tịch UBND xã Việt Vinh (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho biết, khoảng 9h cùng ngày, tại km52 quốc lộ 2, đoạn qua địa phận xã Việt Vinh xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng, vùi lấp 4 nhà dân, 1 xe khách, 2 xe con, 1 xe tải và 3 chiếc xe máy. Ngay sau khi xảy ra sự việc, người dân đã bới đất, phá tường nhà để cứu một số người bị thương đưa ra ngoài. Vụ sạt lở khiến giao thông trên quốc lộ 2 bị ùn tắc kéo dài. Sạt lở kinh hoàng, vùi lấp 4 nhà dân, 7 ô tô, xe máy ở Hà Giang Theo Công an tỉnh Hà Giang, từ đêm 27/9 đến 9h ngày 29/9, trên địa bàn huyện Bắc Quang có mưa to đến rất to kèm theo dông, sét tại một số xã, thị trấn gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Cụ thể, tính đến 9h ngày 29/9, nước lũ đã cuốn trôi bà Vần Thị X. (SN 1970, ở thôn Thượng Mỹ, xã Việt Vinh). Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã Việt Vinh đang huy động lực lượng chức năng tìm kiếm. Tại xã Đồng Tâm, sạt taluy dương vùi lấp nhà bếp hộ gia đình ông Mai Ngọc Thắng ở thôn Bản Buốt, xã Đồng Tâm. Thời điểm xảy ra sự việc có cháu Mai Thị C., học sinh lớp 5 chưa thoát ra ngoài được. Các lực lượng đang tiếp cận hiện trường để tổ chức tìm kiếm. Theo thống kê sơ bộ, mưa lớn gây ảnh hưởng, gây thiệt hại cho 15 hộ gia đình tại xã Việt Vinh và xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang. Mưa lớn làm tuyến đường quốc lộ 2 tại km51 đoạn qua xã Việt Vinh bị sạt với độ sâu khoảng 1m, gây ách tắc giao thông.
nong cap nhat thong tin vu sat lo dat tai ha giang hon 500 nguoi tiep tuc tim kiem nan nhan

Nóng: Cập nhật thông tin vụ sạt lở đất tại Hà Giang, hơn 500 người tiếp tục tìm kiếm nạn nhân

Theo thông tin mới nhất được cập nhật tại hiện trường vụ sạt lở đất đá vùi lấp nhiều người và phương tiện ở thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đến nay các lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương tìm kiếm, khắc phục hậu quả. Lực lượng CSGT tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn tại hiện trường vụ việc. Ảnh: Cục Cảnh sát giao thông Lúc 13h29 chiều 13/7, xác nhận với Báo Công Thương, đại diện Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận tổng số 11 người tử vong (4 người mới được tìm thấy) và 4 người bị thương. Các nạn nhân tử vong gồm: Lò Hoàng Châu (6 tuổi, ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu); Ma Thị Hiến (sinh năm 1945, ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Một số nạn nhân tử vong chưa xác định được danh tính. Nhiều người vẫn đang theo dõi công tác tìm kiếm trong vụ sạt lở đất đá ở Bắc Mê, Hà Giang. Ảnh: Cục Cảnh sát giao thông Ông Trần Mạnh Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết, ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện Bắc Mê, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Mê đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do lượng đất đá sạt lở xuống với khối lượng lớn nên công tác tìm kiếm, cứu hộ các nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang cho biết đã huy động 105 người gồm 25 dân quân và 80 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 877 đến hiện trường phục vụ công tác tìm kiếm các nạn nhân và khắc phụ thiên tai. Các lượng lượng Công an tỉnh Hà Giang đang nỗ lực đào đất, tìm kiếm tại các khu vực nghi có nạn nhân bị vùi lấp gồm: Công an huyện Bắc Mê, Công an xã Yên Định, cảnh sát PCCC, cảnh sát cơ động, CSGT, thanh tra giao thông... cùng các lực lượng ngành, đoàn thể liên quan. Ảnh: Cục Cảnh sát giao thông Ông Trần Mạnh Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho hay: “Ngay trong đêm 12/7 và rạng sáng 13/7, chúng tôi đã huy động tổ chức, nhiều lực lượng Công an, Quân sự, các ngành liên quan đến hiện trường khắc phục hậu vụ thiên tai. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã huy động khoảng 500 người tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn”. Các nạn nhân bị thương đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang gồm: Lò Mai Phương (sinh năm 2016, ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu); Ma Thị Duyến (sinh năm 1989, ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng); Giàng A Trần (sinh năm 2005, ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang); Vừ Mí Sính (sinh năm 2005, ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Trong ảnh là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý thăm hỏi các nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Giao, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang cho biết, do hiện trường rộng, công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn. Ngành Y tế tỉnh Hà Giang đã kích hoạt hệ thống cấp cứu tại hiện trường để kịp thời sơ cứu, cứu chữa các nạn nhân trước khi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Nhiều xe cứu thương, cán bộ, y bác sĩ được huy động và đang túc trực tại hiện trường tham gia cứu chữa các nạn nhân.
sat lo kinh hoang tai ha giang xe khach 15 cho bi vui lap 7 nguoi tu vong

Sạt lở kinh hoàng tại Hà Giang: Xe khách 15 chỗ bị vùi lấp, 7 người tử vong

Sáng ngày 13/7, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại Km 10+900 quốc lộ 34 Hà Giang - Bắc Mê, khiến một chiếc xe khách 15 chỗ bị vùi lấp hoàn toàn. Chiếc xe đang chở 16 người thì bất ngờ gặp phải khối lượng lớn đất đá sạt lở, dẫn đến hậu quả thảm khốc. Lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tiến hành tìm kiếm và cứu hộ Lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để tiến hành tìm kiếm và cứu hộ. Đến thời điểm hiện tại, 13 người đã được tìm thấy, trong đó 7 người thiệt mạng. Trong số các nạn nhân có cả trẻ em, khiến công tác cứu hộ càng trở nên đau lòng. Lực lượng cảnh sát cơ động đã phải dùng tay không để bới đất, đưa thi thể một bé trai ra khỏi đống bùn lầy. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 4h sáng, khi chiếc xe đang trên hành trình từ thành phố Hà Giang vào huyện Bắc Mê và liên tuyến sang Cao Bằng. Vào lúc hơn 8h sáng, thi thể của tài xế N.C.T., 58 tuổi, trú tại thành phố Hà Giang, cũng đã được tìm thấy. Lực lượng cảnh sát cơ động đã phải dùng tay không để bới đất, đưa thi thể một bé trai ra khỏi đống bùn lầy Ngay sau khi nhận được tin báo, các lực lượng chức năng đã triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp. Hai máy xúc được điều đến hiện trường để đào bới và dọn dẹp đất đá. Tuy nhiên, tại vị trí sạt lở vẫn còn rất nguy hiểm do tiếp tục có dấu hiệu sạt lở, gây nguy hiểm cho người và phương tiện cứu hộ. Lực lượng chức năng đã triển khai công tác tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Trần Đức Quý, đã đến thăm hỏi các nạn nhân bị thương và trao hỗ trợ tài chính cho gia đình các nạn nhân: 3 triệu đồng cho người bị thương và 5 triệu đồng cho gia đình có người tử vong. Các lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người mất tích và khắc phục hậu quả của vụ sạt lở.
vu sat lo nghiem trong tai ha giang 7 nguoi chet nhieu nguoi chua duoc nhan dang

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: 7 người chết, nhiều người chưa được nhận dạng

Xe khách chở 16 người bị đất đá sạt lở vùi lấp, 11 nạn nhân đã được tìm thấy, 7 người tử vong. Lực lượng chức năng vẫn tích cực tìm kiếm các nạn nhân. Đến 9 giờ sáng 13/7, theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thêm nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách bị đất vùi lấp tại Hà Giang. Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Hà Giang, sự việc xảy ra lúc khoảng 4 giờ tại Km 10+900 Quốc lộ 34 Hà Giang - Bắc Mê, xã Yên Định, Bắc Mê. Chiếc ô tô khách 15 chỗ chạy tuyến Hà Giang - Bảo Lâm bị đất đá vùi lấp. Theo thông tin chủ xe cung cấp cho cảnh sát, trên ô tô có 16 người. Theo một nguồn tin cho biết, khi xe 16 chỗ đến đoạn sạt lở, muốn lách đi qua, có thêm 3 người trên xe 7 chỗ phía sau lên hỗ trợ đẩy xe… Đúng khi đó thì đất đá tràn xuống gây thảm hoạ. Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hà Giang báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, huy động các lực lượng đào bới, tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp. Hiện lực lượng cứu hộ đã đưa cả chó nghiệp vụ và các phương tiện đến hiện trường để tìm kiếm những người bị mất tích. Theo thông tin từ lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân, đến 8h40, đã tìm được 11 người. Trong đó 7 người chết và 4 người bị thương nặng. Cũng theo báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang cho biết, trưa ngày 12/7/2024 trên tuyến đường Quốc sộ 34 tại vị trí Km10+950 thuộc địa phận thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê xảy ra vụ sạt lở đất đá với khối lượng lớn chiều dài sạt lở khoảng 80 mét, khối lượng đất đá sạt ước khoảng 1000 m3 đến 17 giờ 30 phút chiều ngày 12/7/2024 đã khắc phục cơ bản giao thông đi lại bình thường. Từ đêm ngày 12/7 đến rạng sáng ngày 13/7/2024 trên địa bàn huyện tiếp tục có mưa lớn tại vị trí cũ tiếp tục sạt lở với khối lượng lớn, khối lượng đất đá sạt ước khoảng 2000m3 lấp 01 xe khách 16 chỗ. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Mê đã trực tiếp huy động lực lượng xuống cơ sở, phối hợp với chính quyền xã Yên Định chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị thi công đóng trên địa bàn tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai, tiến hành kiểm tra, thống kê rà soát nhanh tình hình thiệt hại trên địa bàn để cập nhật và báo cáo theo quy định. Hiện, số người chết và người bị thương đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, xã đã chỉ đạo xác định danh tính người chết và người bị thương để tổ chức thăm hỏi, động viên các hộ gia đình có người nhà bị chết và người bị thương kịp thời. Đối với đường giao thông bị sạt lở tập trung khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt, chỉ đạo các xã căng dây, đặt biển cảnh báo nguy hiểm để người dân đi lại đảm bảo an toàn. Hiện, các lực lượng Trung đoàn 877 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, lực lượng công an, phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các lực lượng trên địa bàn huyện vẫn đang tiếp tục tìm kiếm và cứu hộ, cứu nạn.
bat tam giam chi cuc truong hai quan tiep tay van chuyen hang cam qua bien gioi o ha giang

Bắt tạm giam Chi Cục trưởng Hải quan tiếp tay vận chuyển hàng cấm qua biên giới ở Hà Giang

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hà Giang) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Tứ (50 tuổi), Chi Cục trưởng Hải quan cửa khẩu Xín Mần và thuộc cấp Đinh Đức Minh (36 tuổi) để điều tra về hành vi vận chuyển hàng cấm, quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự. Bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Tứ, Chi Cục trưởng Hải quan cửa khẩu Xín Mần (Ảnh CTV) Cơ quan điều tra xác định, bị can Nguyễn Tứ lợi dụng nhiệm vụ được giao, từ năm 2021 đến ngày 7/4/2024 đã chỉ đạo Đinh Đức Minh tạo điều kiện cho bị can Mạch Đức Hải (44 tuổi, trú tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cùng đồng phạm thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu thành phẩm sang Trung Quốc. Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xem xét, xử lý theo quy định.
ha giang khan truong khac phuc thiet hai sau mua lu

Hà Giang khẩn trương khắc phục thiệt hại sau mưa lũ

Mưa lũ xảy ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ ngày 9 đến ngày 12/6 được nhận định là lớn nhất, chưa từng có ở Hà Giang trong vòng 30 năm trở lại đây. Theo thống kê mới nhất, trận mưa lũ đã khiến 3 người chết; trên 1.400 ngôi nhà bị ảnh hưởng; gần 300 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 28,7 ha ao cá bị nước lũ tràn bờ; hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi; gần 400 chiếc ô tô và xe máy bị ngập chìm trong nước. Mưa lũ trong nhiều giờ cũng khiến sạt lở hàng nghìn m3 đất đá tràn xuống nền các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính trên 61 tỷ đồng. Ngay sau khi mưa ngớt, lũ trên các sông, suối giảm, các địa phương trong tỉnh đã huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân di dời tài sản, sửa sang nhà cửa và thu hoạch lúa mùa; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà do mưa lũ; hỗ trợ người dân sửa chữa, dựng lại nhà ở, dọn vệ sinh môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ. Tại thành phố Hà Giang, địa phương bị thiệt hại nặng nề trong mưa lũ, từ rạng sáng 10 đến ngày 12/6, gần 1.000 cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 877 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang) và lực lượng thường trực, dân quân tự vệ của Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Hà Giang thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn, dọn vệ sinh môi trường giúp người dân ổn định lại cuộc sống hàng ngày. Cũng trong khoảng thời gian này, khoảng 1.000 cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Hà Giang sử dụng xe đặc chủng, xuồng máy, xuồng cao su cùng các phương tiện khác để cứu nạn, cứu hộ tại các điểm ngập sâu trong thành phố sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị ngập sâu, không để xảy ra những trường hợp thiệt hại đáng tiếc về người. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn còn có nơi có mưa, mực nước trên các sông đã giảm dần. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Hà Giang chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh; chủ động có biện pháp, sẵn sàng tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn; bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát, khơi thông dòng chảy; tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các cầu, ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; duy trì 24/24 giờ lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Đồng thời, các đơn vị cần thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác điều tiết lũ tại các hồ chứa thủy điện, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định và quy trình vận hành liên hồ chứa.
ha giang ngap lut lich su nang nhat trong 30 nam qua

Hà Giang ngập lụt lịch sử, nặng nhất trong 30 năm qua

Thông tin từ tỉnh Hà Giang, trận mưa kéo dài từ đêm 9/6 đến rạng sáng 10/6 dẫn đến nhiều nơi trên địa bàn TP Hà Giang xảy ra ngập lụt, nặng nề nhất trong 30 năm qua. Theo cơ quan khí tượng, Hà Giang là nơi mưa lớn nhất cả nước. Do mưa lớn nên sông Lô xuất hiện lũ khẩn cấp, nước lũ đã tràn cả vào khu dân cư ở hai bên sông. Ở thượng nguồn sông Lô, sông Miện và sông Nho Quế, nước lũ vẫn tiếp tục lên nhanh, đổ về hạ nguồn. Mưa lũ đã tàn phá nặng nề tại cung đường từ trung tâm huyện Mèo Vạc đi các xã biên giới như Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ… Hà Giang xảy ra ngập lụt nặng nề nhất trong 30 năm qua Để đảm bảo an toàn cũng như hỗ trợ kịp thời cho người dân, du khách, từ đêm 9-6, lực lượng cảnh sát giao thông đã triển khai tuần tra, chốt chặn tại đầu tuyến đường xuống sông Nho Quế và vào 3 xã biên giới, do các tuyến đường này đang bị sạt lở rất nguy hiểm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ gây ngập lụt tại các khu vực trũng thấp ven sông Lô tại TP Hà Giang, huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang). Lũ tràn vào khu dân cư Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân tại Hà Giang Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị, tỉnh Hà Giang tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ và thông tin kịp thời đến người dân tại khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.
ha giang canh sat giao thong xuyen dem giai cuu hang nghin du khach mac ket do mua lu

Hà Giang: Cảnh sát giao thông xuyên đêm "giải cứu" hàng nghìn du khách mắc kẹt do mưa lũ

Đêm 9/6 và rạng sáng ngày 10/6, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có mưa lớn, nước lũ tràn về khiến nhiều nơi bị sạt lở, ngập úng, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Vì mưa lớn xảy ra vào cuối tuần nên khiến nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Hà Giang bị mắc kẹt. Tại huyện Mèo Vạc, nhiều du khách bị gián đoạn hành trình vì mưa lũ. Lực lượng cảnh sát giao thông và chính quyền địa phương nhanh chóng lên phương án "giải cứu" du khách đến địa điểm an toàn. Tới 8h sáng ngày 10/6, nhiều đoàn du khách nước ngoài (chủ yếu di chuyển bằng xe máy) đi từ huyện Đồng Văn sang huyện Mèo Vạc bị mắc kẹt trước đoạn đường bị ngập sâu. Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phối hợp với Công an xã Pả Vi cử 11 cán bộ Cảnh sát giao thông tới hiện trường sử dụng 2 ôtô chuyên dùng để hỗ trợ, đưa khoảng 400 du khách qua đoạn đường bị ngập úng. Theo đó từ rạng sáng nay, nước lũ dâng cao tại Km162, Quốc lộ 4C (đoạn qua thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đã gây ngập sâu đoạn đường dài khoảng 700m, khiến nhiều phương tiện không thể di chuyển. Lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Giang cũng thông tin, ngoài tuyến Quốc lộ 4C bị ngập, đoạn đường từ xã Pả Vi đi 3 xã biên giới, trong đó có đoạn xuống sông Nho Quế cũng bị ngập lụt rất nặng. Lực lượng chức năng đã cắt cử người lập chốt để ngăn người dân không di chuyển Thượng tá Hoàng Anh Đức, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Hà Giang cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin người dân, du khách bị mắc kẹt ở một số huyện và thành phố Hà Giang, Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng tham gia ứng trực, hỗ trợ kịp thời. Riêng lực lượng Cảnh sát giao thông đã huy động trên 100 cán bộ làm việc xuyên đêm để hỗ trợ người dân. Theo Thượng tá Hoàng Anh Đức, tại Mèo Vạc ghi nhận số du khách bị mắc kẹt do mưa lũ lớn nhất, lên đến khoảng 1.000 người. Theo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Hà Giang, tình trạng mưa lũ diễn ra rất phức tạp tại huyện Mèo Vạc. Trong đó, tuyến đường chính xuống sông Nho Quế và 3 xã biên giới Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ đang được thi công xây dựng, bị chia cắt do mưa lũ. Trước tình hình đó, lực lượng công an xuyên đêm ứng trực để tham gia hướng dẫn giao thông cho các phương tiện lưu thông an toàn.
mua lon gay ngap lut o ha giang khien nhieu nha cua xe co bi nhan chim

Mưa lớn gây ngập lụt ở Hà Giang khiến nhiều nhà cửa, xe cộ bị nhấn chìm

Rạng sáng nay 10/6, nhiều khu vực tại TP Hà Giang bị ngập sâu trong nước, do mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay. Đây là trận mưa lớn nhất tại TP Hà Giang trong nhiều năm qua. Theo ghi nhận, mực nước tại các tuyến đường trung tâm thành phố như Trần Phú, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Nguyên Văn Linh đã lên đến 20-60 cm, khiến giao thông tê liệt hoàn toàn. Nhiều nhà cửa, tài sản, xe cộ của người dân bị nước lũ nhấn chìm. Mưa lớn gây ngập lụt ở Hà Giang khiến nhiều nhà cửa, xe cộ bị nhấn chìm Theo số liệu từ Cơ quan Khí tượng Thủy văn, lượng mưa ghi nhận trong 24 giờ qua tại TP Hà Giang lên đến 110 mm, ở huyện Bắc Quang 120 mm và huyện Vị Xuyên hơn 360 mm. Lượng mưa lớn khiến mực nước trên sông Lô tại trạm thủy văn TP Hà Giang vượt báo động ba 0,05 m và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những giờ tới. Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã yêu cầu tỉnh Hà Giang huy động lực lượng hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn, đồng thời rà soát các điểm nguy cơ sạt lở đất và hồ chứa thủy lợi.
tieu huy hon 5000 san pham hang hoa gia mao nhan hieu o ha giang

Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ở Hà Giang

Ngày 4/5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang cho biết, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục, Đội Quản lý thị trường số 8 đã phối hợp với Đài truyền hình, UBND thị trấn Tam Sơn (huyện Quản Bạ) tổ chức giám sát thực hiện việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove. Trước đó, ngày 17/4 và ngày 20/4, Đội Quản lý thị trường số 8 kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh Hộ kinh doanh ông Hùng Văn Hải, ông Vương Đình Tuấn, ông Lý Sín Quyền (địa chỉ tại: Thôn Mã Hồng, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Tại thời điểm kiểm tra, 3 cơ sở đang kinh doanh các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove. Đội đã tịch thu toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiến hành làm rõ hành vi vi phạm, xử lý theo đúng quy định.
ha giang xuan bien phong am long dan ban

Hà Giang: Xuân biên phòng ấm lòng dân bản

Vào mỗi dịp tết đến xuân về Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang lại tổ chức các hoạt động an sinh xã hội thiết thực cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn, góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân dân nơi biên cương tổ quốc. Chương trình đã trao tặng 280 suất quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn Năm 2024, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc phối hợp tổ chức Chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" tại xã Sơn Vĩ một xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu xa nhất của tỉnh Hà Giang, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Tại gian hàng không đồng, hàng chục mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân như: Chăn, quần áo ấm, giày dép, ô.. đã được đông đảo bà con dân bản đón nhận. Ai cũng có thể tìm cho mình những món đồ ưng ý mà gia đình mình còn đang thiếu mà không giới hạn về số lượng. Một trong những hoạt động được bà con vùng cao mong chờ nhất đó là được các y bác sỹ khám, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí. Năm nay chương trình đã khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 300 đồng bào dân tộc ở Sơn Vĩ. Ngoài khám bệnh, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con, các y, bác sĩ còn tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân những kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, cách phòng, chống và phát hiện sớm các loại bệnh thông thường ở người cao tuổi và trẻ em; vận động người dân địa phương thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, cùng tham gia với Bộ đội Biên phòng và lực lượng vũ trang địa phương bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo vệ biên giới góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Khám bệnh cho người dân Sơn Vĩ trong chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản 2024" Không chỉ được mua hàng không đồng, khám chữa bệnh miễn phí, bà con dân tộc còn được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; thi gói bánh chưng; thi đấu các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc vùng cao biên giới. Đơn vị tổ chức, đồng hành trong chương trình Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản năm 2024 đã trao 8 nhà Mái ấm biên cương, 280 xuất quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; các cháu học sinh nghèo vượt khó; già làng, trưởng bản và người có uy tín. Có thể nói, Chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" có một ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ hồ cũng như tinh thần, trách nhiệm của các cấp chính quyền, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách dân tộc, vừa giúp đồng bào các dân tộc còn khó khăn có một cái tết ấm no, vừa gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân để cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
dam bao nguon cung xang dau cho dong bao dan toc mien nui ha giang

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho đồng bào dân tộc miền núi Hà Giang

Là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước, trong những năm qua tỉnh Hà Giang cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc miền núi. Ở miền xuôi, nhất là các thành phố lớn, ra đường là gặp ngay cửa hàng xăng dầu. Nhưng lên vùng cao, đối với những địa bàn khó khăn mới thấy, có khi cả một huyện rộng hàng chục cây số vuông mà chỉ có một vài cây xăng, người dân ở những thôn bản xa xôi có khi phải đi xa tới hàng chục km để mua xăng dầu. Công ty Xăng dầu Hà Giang (Petrolimex Hà Giang) đóng trên địa bàn tỉnh vùng cao biên giới, nơi địa đầu cực bắc Tổ quốc với nhiệm vụ vừa bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bảo đảm xăng, dầu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thời gian qua Petrolimex Hà Giang đã phát triển hệ thống bán lẻ với gần 28 cửa hàng xăng dầu phủ khắp 11/11 huyện, thành phố vươn tới các địa bàn vùng cao, vùng xa của tỉnh với thị phần chiếm lĩnh khoảng 70%. Petrolimex Hà Giang không chỉ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thuần túy mà còn có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của một doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho bà con dân tộc miền núi. Đặt chân tới điểm bán xăng dầu ở Cốc Pài- huyện Xín Mần là huyện có địa hình cao và đi lại khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang đường đi còn bất trắc, nguy hiểm hơn. Nhưng đến thời điểm này nhiều cửa hàng xăng dầu Petrolimex Hà Giang đã có mặt tại đây góp phần phục vụ nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội tại những huyện nghèo trên địa bàn tỉnh. Điều khiến mọi người ngạc nhiên đối với cửa hàng xăng dầu ở thị trấn Cốc Pài- huyện Xín Mần tuy không quá tấp nập ô tô, xe máy nhưng lại khang trang, to đẹp. Cũng nhờ vậy, bà con các dân tộc thiểu số tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới của Hà Giang đều được mua xăng dầu với chất lượng cao, giá cả, số lượng đúng theo quy định của Nhà nước. Từ khi xăng dầu Nhà nước về phục vụ, người dân ở các thôn bản không phải lo tích trữ xăng dầu. Cùng vì tin tưởng vào thương hiệu của Petrolimex mà giờ đây bà con còn mua thêm gas Petrolimex để phục vụ đun nấu đã mang văn minh đến với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, từ đó góp phần giảm nạn chặt phá rừng, giữ gìn cảnh quan bảo vệ môi trường. Suốt nhiều năm liên tục bám địa bàn, cán bộ, công nhân Petrolimex Hà Giang vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của một doanh nghiệp Nhà nước, thường xuyên bảo đảm cung ứng đầy đủ nguồn xăng dầu cho tiêu dùng, kể cả khi mưa lũ, giá cả biến động, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, nhất là các vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn như huyện Yên Minh, Xín Mần, Quản Bạ, Đồng Văn… Không chỉ có vậy, các Công ty đầu mối xăng dầu thuộc Petrolimex Hà Giang đã nỗ lực phối hợp tốt với đơn vị vận tải ngày đêm chuyên chở kịp thời để có dòng xăng dầu ổn định đến với địa bàn khó khăn vùng cao xa xôi của dải đất biên cương cực Bắc, thực hiện tốt công tác bình ổn thị trường. Sự xuất hiện những cửa hàng xăng dầu vùng cao đã tạo ra sự thay đổi lớn của từng bản làng, thôn xóm, góp phần thúc đẩy kinh tế, thay đổi diện mạo của huyện nghèo vùng biên giới xa xôi. Có cây xăng sẽ giúp bà con như tiếp thêm động lực và nhiều dự định lớn lao hơn nơi dải đất biên cương đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ. Về phía Petrolimex Hà Giang, công ty đang đã mở một số cây xăng ở địa bàn vùng cao hoàn thiện mạng lưới các cửa hàng phục vụ tốt nhất nhu cầu về xăng dầu của người dân trên địa bàn, giảm áp lực cho cửa hàng ở trung tâm huyện. Với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, hiện nay Petrolimex Hà Giang đang tập trung xúc tiến đầu tư mở rộng mảng lưới cửa hàng xăng dầu, nâng cấp cơ sở vật chất tại một số Cửa hàng nhằm gia tăng sản lượng xuất bán. Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm 2023 Công ty sẽ đưa thêm 03 Cửa hàng Xăng dầu (là cửa hàng xăng dầu Du Già, cửa hàng xăng dầu Bạch Đích Huyện Yên Minh và 1 cửa hàng xăng dầu tại thị trấn Đồng Văn) vào hoạt động góp phần tăng cường công tác đảm bảo nguồn cung và công tác phục vụ nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần trực tiếp xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, xứng đáng với vai trò đầu tàu trong xóa đói, giảm nghèo của một doanh nghiệp nhà nước.
ha giang dau tu luoi dien vung dong bao dan toc thieu so gop phan phat trien kinh te xa hoi

Hà Giang đầu tư lưới điện vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế xã hội

Điện là một trong những hạng mục quan trọng cần đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, theo Ủy ban Dân tộc miền núi, hiện vẫn còn hơn 3% số hộ DTTS khu vực nông thôn chưa được tiếp cận điện lưới… Việc thiếu điện và các nguồn năng lượng đã khiến việc sản xuất của người dân vùng DTTS gặp khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào cũng gặp nhiều hạn chế. Là tỉnh miền núi, địa bàn hiểm trở, chia cắt, người dân cư trú phân tán, nhiều khu vực chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chưa có điều kiện tiếp cận điện lưới quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, Công ty Điện lực Hà Giang đang huy động các nguồn lực đầu tư cấp điện mới đưa ánh sáng đến với người dân. Ánh sáng điện đến bản làng góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thôn Ma Lỳ Sán, xã Trung Thịnh là thôn rất khó khăn của huyện Xín Mần, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng sinh sống. Trước đây cuộc sống của bà con rất khó khăn, nguồn sáng chủ yếu bằng đèn dầu. Đến nay nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ vào cuộc của Chính quyền địa phương sự phối hợp chặt chẽ của ngành điện, đến nay đã có 100% hộ dân ở Ma Lỳ Sán được sử dụng điện lưới quốc gia. Có điện, đời sống của người dân có sự đổi thay rõ rệt. Các thông tin thời sự, văn hóa được cập nhật tốt hơn; trẻ em có ánh sáng học con chữ trong niềm vui mới. Điện chiếu sáng mọi nhà, ước mơ có điện lưới quốc gia của bà con bao năm nay đã trở thành hiện thực. Mọi người, mọi nhà được nghe đài, xem ti vi, đời sống sinh hoạt được nâng cao. Cả thôn vùng biên như bừng sáng. Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều thôn, bản vùng biên hiện đại hóa hệ thống lưới điện nông thôn. Các cột điện được nâng cấp an toàn, chắc chắn đưa ánh sáng về mỗi nhà. Có điện thắp sáng cũng thắp lên khát vọng phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Từ nay đến năm 2025, ngành điện Hà Giang phấn đấu tất cả các thôn, bản đều có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, một trong những khó khăn nhất của ngành Điện là khi đưa điện lưới đến các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số là địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nhiều đèo dốc gây khó khăn trong vận chuyển vật tư và vốn đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, đồng bào sống rải rác không tập trung nên phải kéo dài đường dây dẫn đến tình trạng điện áp không đảm bảo. Nhìn lại thời gian qua việc đưa điện lưới quốc gia về các vùng nông thôn, bản, làng vùng cao, vùng sâu, vùng hải đảo xa xôi là hành trình đầy gian nan, vất vả. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, được Đảng, Nhà nước giao phó, những năm qua, ngành điện luôn nâng cao trách nhiệm, nỗ lực thực hiện thành công nhiều dự án đưa điện về nông thôn, miền núi. Điện lưới về với các thôn, bản đã không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội để đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng no ấm hơn. Thời gian tới, Công ty Điện lực Hà Giang tiếp tục đưa ánh điện đến những vùng núi cao, trong từng mái nhà, góp phần đem lại sự ấm no, hạnh phúc cho vùng đất phên dậu Tổ quốc.
ha giang chung tay phat trien ha tang giao thong thuc day giao thuong hang hoa cho nguoi dan

Hà Giang chung tay phát triển hạ tầng giao thông thúc đẩy giao thương hàng hoá cho người dân

Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác dân tộc, nhiều chính sách, nhiều nguồn lực tập trung đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn, Trung ương, tỉnh và các địa phương ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cải tạo, mở mới những tuyến đường, tạo đà thu hẹp khoảng cách vùng miền. Có thể khẳng định, đầu tư hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình cùng sự nỗ lực của các địa phương miền núi phía Bắc, đến nay các địa phương đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tại tỉnh biên giới Hà Giang, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. Nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh đồng bộ, hiện đại, bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030 và đến năm 2045.. qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân cũng như thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương. Theo đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định mục tiêu: “…Xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; đến năm 2030 là tỉnh khá trong khu vực Trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước”…Thực hiện mục tiêu trên, hạ tầng giao thông đặc biệt quan trọng, đóng vai trò then chốt, rút ngắn thời gian giao thương hàng hóa những vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc và các tỉnh lân cận với Hà Giang, hướng tới thị trường Trung Quốc. Đồng thời tạo nên trục kết nối ngang, liên kết các tỉnh vùng Đông Bắc – Tây Bắc để khai thác tiềm năng, lợi thế trong các lĩnh vực thế mạnh như du lịch, nông nghiệp, kinh tế biên mậu. Tuy nhiên là địa phương có 2 cửa khẩu quốc tế và song phương cùng nhiều lối mở thông quan hàng hóa với Trung Quốc; hàng năm đón trên 1,5 triệu lượt khách du lịch đến với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn; là tỉnh có vùng sản xuất trên 9.000 ha cam, trên 21.000ha chè, 17.000 ha dược liệu, hàng năm đưa ra thị trường gần 167.000 lít mật ong Bạc hà và nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, hàng hóa đã được cấp Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu sản phẩm… Để đẩy mạnh giao thương, đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Hà Giang cần phải tiếp tục nâng cấp, đầu tư, mở rộng, đảm bảo cho hệ thống xe trọng tải lớn có thể hoạt động. Đến nay, Hà Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Đông Bắc bộ chưa có đường cao tốc hoặc cảng hàng không kết nối hạ tầng giao thông; chỉ có 1/7 đoạn tuyến quốc lộ trên địa bàn đạt tiêu chuẩn đường cấp III; trên 340km đường tỉnh chưa được đầu tư hoàn chỉnh;… Giao thông đang là “rào cản” kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Hà Giang hiện đang rất cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí vốn đầu tư nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; Trong giai đoạn 2021-2025 phấn đấu hoàn thành đầu tư nâng cấp 170km đường tỉnh của 5 tuyến với tiêu chuẩn đường cấp IV; nâng cấp các tuyến đường huyện quan trọng có lưu lượng xe lớn đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch; đầu tư các tuyến đường ra cửa khẩu phát triển kinh tế biên mậu;Phấn đấu hết năm 2025, 100% các thôn biên giới có đường giao thông đạt chuẩn nông thôn mới.
ha giang phat huy nguon luc van hoa truyen thong gan voi phat trien kinh te du lich

Hà Giang phát huy nguồn lực văn hoá truyền thống gắn với phát triển kinh tế du lịch

Với sự đa dạng về bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, sự phong phú về tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình du lịch gắn với sản phẩm thủ công truyền thống, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, qua đó góp phần ổn định cuộc sống cho đồng bào các dân tộc, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Là địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch, giữ vị trí là cầu nối du lịch giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc, tiếp giáp với thị trường du lịch Vân Nam (Trung Quốc), những năm gần đây, Hà Giang trở thành điểm sáng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, giàu bản sắc. Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên cơ sở tận dụng các nguồn lực địa phương, Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các nghề và làng nghề thủ công gắn với du lịch góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Hiện toàn tỉnh Hà Giang có gần 40 làng nghề đã được công nhận. Gần 2000 hộ dân tham gia sản xuất trong các làng nghề. Trong những năm gần dây, việc phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc nhằm phát triển kinh tế nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng đã đóng góp to lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập giúp ổn định đời sống xã hội cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Các làng nghề truyền thống tiêu biểu có thể kể đến ở nơi này như: Nghề dệt vải lanh ở Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Nghề làm giấy bản của người Dao ở Bắc Quang, nghề chạm bạc của người Dao ở Xín Mần hay nghề làm khèn của người Mông ở Mèo Vạc,…Điều đặc biệt là tất cả những sản phẩm của các làng nghề này đều được làm thủ công và có sự tinh tế rất cao. Việc phát triển làng nghề đã giúp cho đồng bào dân tộc ở Hà Giang gìn giữ và phát triển văn hóa thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời để thế hệ các nghệ nhân cao tuổi truyền nghề lại cho thể hệ trẻ. Đến nay nhiều làng nghề thủ công truyền thống của Hà Giang đã trở thành mô hình “du lịch làng nghề”, qua mô hình này du khách vừa được tận mắt chứng kiến và trải nhiệm từng quy trình sản xuất sản phẩm, trong đó phải kể đến như HTX dệt lanh Lùng Tám, Cán Tỷ là điểm đến hấp dẫn du khách thăm quan, sản phẩm lanh đã trở thành hàng lưu niệm, đồ trang trí.. được ưa chuộng ở trong nước và vươn ra thị trường thế giới. Nghề thủ công của các dân tộc tại Hà Giang đã tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, cải thiện sinh kế, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Có thể khẳng định các làng nghề thủ công truyền thống không những gìn giữ phát triển bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc tại Hà Giang đồng thời còn gắn với phát triển kinh tế, trở thành sản phẩm du lịch được Hà Giang vận dụng linh hoạt trong suốt hơn 10 năm qua thông qua các cơ chế, chính sách của Trung ương như Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; các chương trình khuyến công, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội được lồng ghép nhằm giúp các làng nghề tạo ra những sản phẩm thế mạnh đặc thù của tộc người và địa phương.
phat trien nong nghiep theo huong hang hoa diem sang o ha giang

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa: Điểm sáng ở Hà Giang

Là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, Hà Giang hiện có 19 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 90%. Trong những năm qua nhằm giúp bà con đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo, một trong những dự án mang lại hiệu quả rõ nét nhất trong công tác giảm nghèo của Hà Giang đó là hỗ trợ người dân phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thông qua mô hình kinh tế tập thể Hợp tác xã.
ca si ho ngoc ha sang ten moi cosmetics cho thuong nhan trung quoc

Ca sĩ hồ ngọc hà sang tên m.o.i cosmetics cho thương nhân trung quốc

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà, giọng ca đình đám trong showbiz Việt đã thành lập thương hiệu mỹ phẩm trang điểm nức tiếng M.O.I Cosmetics vào năm 2017.
cot moc km0 o ha giang bi nho bo du khach check in o dau

Cột mốc Km0 ở Hà Giang bị nhổ bỏ, du khách check-in ở đâu?

Trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh Cột mốc Km0 nằm trên đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang - điểm bắt đầu của Quốc lộ 2 từ thành phố Hà Giang đi Hà Nội, được một số công nhân dùng máy cẩu nhổ bỏ. Cột mốc này vốn là điểm check-in quen thuộc với rất nhiều khách du lịch khi tới Hà Giang.
Phiên bản di động