Sắp trưng bày, giới thiệu Nghệ thuật làm gốm người Chăm tại Hà Nội
Ninh Thuận: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm của người Chăm Trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn Thực hành Then |
Cùng với trưng bày di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật làm gốm người Chăm còn có trưng bày, giới thiệu Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động trưng bày, sẽ có các nghệ nhân từ các địa phương đến tham gia giao lưu, trình diễn về hai di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận; tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cộng đồng sở hữu di sản và du khách gắn với mục tiêu quảng bá, phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thông qua tổ chức giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể gắn với quảng bá du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ làm cho giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, khai thác giá trị nổi bật của các di sản văn hóa phi vật thể thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Đồng thời, đây cũng là dịp mở rộng giao lưu văn hóa giữa các địa phương có di sản văn hóa phi vật thể, đẩy mạnh quảng bá, truyền thông các di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội.
Trưng bày giới thiệu Nghệ thuật làm gốm người Chăm nhằm quảng bá, phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ảnh: TTXVN |
Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa cần phải được bảo vệ khẩn cấp không chỉ tôn vinh giá trị một nghề truyền thống mà còn khẳng định giá trị văn hóa của cộng đồng, nỗ lực chung tay góp sức để bảo tồn, lưu giữ một nghệ thuật độc đáo này.
Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận). Trong số đó, tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa.
Quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Vì vậy, trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm.
Ngày 12/12/2019, Thực hành Then cúa người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Then - một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then, bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới... Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình.
Hiện, Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Chương trình giới thiệu, trưng bày Nghệ thuật làm gốm người Chăm tại Hà Nội và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). |