Sân bay Biên Hòa dự kiến đón 5 triệu khách/năm
ACV cảnh báo giả mạo mời thầu tại dự án sân bay Long Thành Bộ Giao thông Vận tải phản hồi về đầu tư Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành 7 năm, ngành hàng không gặp 632 sự cố máy bay |
Theo Quyết định số 1199/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2024 do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn ký, phạm vi nghiên cứu quy hoạch sẽ bao gồm khu vực trong ranh giới sân bay Biên Hòa hiện hữu và các khu vực lân cận.
Sân bay Biên Hòa được xây dựng từ năm 1955, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km. Hiện, sân bay Biên Hòa đang do Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không-Không quân quản lý sử dụng.
Sân bay có vị trí tại phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 km về phía Đông Bắc; cách vị trí sân bay Long Thành khoảng 32 km về phía Tây Bắc. Đây đang là sân bay quân sự cấp 1 với 2 đường cất hạ cánh, kết cấu bằng bê tông xi măng, kích thước 3.050m x 45 m.
Sân bay Biên Hòa hiện có 2 đường băng phục vụ cho nhiệm vụ an ninh, quốc phòng. Ảnh: Đồng Nai Online |
Diện tích đất sân bay Biên Hoà khoảng 967 ha, có khả năng bố trí khoảng 50 ha để quy hoạch khu hàng không dân dụng.
Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu quy hoạch sẽ bao gồm khu vực trong ranh giới sân bay Biên Hòa hiện hữu và các khu vực lân cận, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có của sân bay Biên Hòa, để khai thác theo hướng lưỡng dụng, vừa đáp ứng nhu cầu vận tải dân dụng vừa đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, sân bay Biên Hòa phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về hàng không dân dụng, tiêu chuẩn sân bay quân sự và các quy định, khuyến cáo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Việc quy hoạch cũng yêu cầu sắp xếp không gian hợp lý, bảo đảm sự phát triển của sân bay Biên Hòa phù hợp với nhu cầu vận tải hàng không hiện tại và tương lai.
Các đơn vị liên quan sẽ tiến hành khảo sát, thu thập số liệu cần thiết, dự báo nhu cầu vận chuyển hàng không để xây dựng phương án quy hoạch chi tiết, bao gồm cả vùng trời, đường bay và phương thức bay.
Mục tiêu là tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có của sân bay Biên Hòa để khai thác theo hướng lưỡng dụng, đáp ứng nhu cầu vận tải dân dụng và bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, an toàn khai thác.
Quy hoạch cũng yêu cầu bố trí không gian hợp lý, bảo đảm sự phát triển của sân bay Biên Hòa phù hợp với nhu cầu vận tải hàng không và định hướng theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.
Ngoài ra, quy hoạch cũng sẽ đánh giá các phương án phát triển cảng, bao gồm khu vực bay và khu mặt đất, cùng với các hạng mục liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác trong tương lai. Những yêu cầu về bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản về đất đai, hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ được xác định rõ ràng.
Sân bay Biên Hòa phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về hàng không dân dụng, tiêu chuẩn sân bay quân sự và các quy định, khuyến cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Cùng với đó, quy hoạch cũng sẽ đánh giá các phương án phát triển cảng, bao gồm khu vực bay và khu mặt đất, cùng với các hạng mục liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác trong tương lai.
Bộ Giao thông vận tải giao Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thu, hoàn thiện quy hoạch dựa trên kết quả thẩm định từ Vụ Kế hoạch-Đầu tư.
Cục Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp thu, hoàn thiện quy hoạch dựa trên kết quả thẩm định từ Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
Thời gian lập quy hoạch 120 ngày, không bao gồm thời gian thẩm định và phê duyệt. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan tổ chức lập quy hoạch còn Cục Hàng không Việt Nam là đơn vị lập quy hoạch. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai là đơn vị tài trợ sản phẩm quy hoạch.
Trước đó, ngày 7/6/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 648/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, sân bay Biên Hòa được quy hoạch khai thác lưỡng dụng. Khi đưa vào khai thác lưỡng dụng sân bay Biên Hòa dự kiến sẽ có công suất phục vụ 5 triệu hành khách mỗi năm trong thời kỳ 2021-2030 và đến năm 2050 đạt 10 triệu hành khách/năm.
Thực hiện quyết định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có nhiều buổi làm việc và yêu cầu các sở, ngành liên quan khẩn trương rà soát quy hoạch, xác định ranh giới, diện tích đất dự kiến bàn giao cho địa phương để nghiên cứu nâng cấp sân bay Biên Hòa thành sân bay lưỡng dụng.