RMIT giới thiệu sáng kiến Digital3 mới, mở rộng cánh cửa vào nền kinh tế số
Digital3 (D3) đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng của người học thông qua phát triển chuyên môn hiệu quả, giúp họ trang bị kỹ năng mới và giải pháp thực tế để tự tin tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số.
Sáng kiến mới này huy động kiến thức từ các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới của RMIT – nơi quy tụ nhiều chuyên gia về Web3, một khái niệm chỉ "siêu tập hợp" các công nghệ kỹ thuật số bao gồm blockchain, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, thực tế ảo…
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ góc nhìn 360 độ về các vấn đề trong nền kinh tế số tại phiên tọa đàm trong khuôn khổ sự kiện Digital3 ở RMIT, TP. Hồ Chí Minh |
Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ Digital3 hướng tới giải quyết các nhu cầu hiện tại và tương lai của kinh doanh trong nền kinh tế số thông qua giáo dục, nghiên cứu và quan hệ đối tác.
Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2022” do Google, Temasek và Bain & Company thực hiện, nền kinh tế số của Đông Nam Á đang trên đà đạt 200 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2022, và con số này có thể lên đến 600-1.000 tỉ USD vào năm 2030. Nền kinh tế số Việt Nam được cho là có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực này.
Giáo sư Frank Kennedy - Giám đốc RMIT Digital3 - cho biết: “Về bản chất, Digital3 cung cấp một cách đơn giản để hợp tác với nhóm chuyên gia đa ngành trong môi trường giáo dục mang tinh thần cộng tác và đổi mới sáng tạo. Dựa trên các liên kết mạnh mẽ, Digital3 có thể nhanh chóng đưa kỹ năng và tư duy mới vào các ngành nghề, giúp các đối tác thúc đẩy hoạt động kinh doanh hoặc triển khai chính sách, và hỗ trợ người học nhanh chóng trau dồi được kỹ năng cần thiết cho tương lai của kinh doanh".
Giáo sư Claire Macken - Tổng giám đốc Đại học RMIT Việt Nam - cho biết: “Digital3 sẽ là một phần không thể thiếu để hiện thực hóa chiến lược phát triển mới của Đại học RMIT tại Việt Nam. Chúng tôi là một phần của cộng đồng nơi đây. Vì vậy, sáng kiến mới này sẽ là một cách để chúng tôi góp phần nâng cao năng lực trong nước cho nền kinh tế số – điều mà các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đều xác định là hướng phát triển tiếp theo cho Việt Nam.”
Digital3 đã ra mắt tại Australia vào cuối tháng 10/2022. Với quyết định mang sáng kiến này đến Việt Nam, Đại học RMIT mong muốn trở thành đơn vị tiên phong dẫn dắt không gian giao lưu kết nối giữa các tổ chức, doanh nghiệp với giáo dục và nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế số mới nổi của Việt Nam.
Tin mới cập nhật

Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023

Tiêu dùng thông minh kỷ nguyên số

Người dùng Internet Việt Nam đã có công cụ mới để phòng chống tin giả

Năm 2023, đưa điện, Internet đến 100% thôn, bản trên toàn quốc

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ bậc cao cho đất nước
Tin khác

Vai trò đặc biệt của Việt Nam trong kế hoạch của Apple

Sẽ dừng vận hành các hệ thống không đáp ứng đủ quy định về an toàn thông tin

5G sẽ trở thành công nghệ hàng đầu ở Đông Nam Á

Bảo đảm an ninh nguồn nước: Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo công suất năng lượng tái tạo

Việt Nam lần đầu tiên có ứng dụng thương mại điện tử cho ngành cơ khí

Mastercard ra mắt công nghệ thanh toán không tiếp xúc thông qua Google Wallet

Qualcomm và Adobe khai phóng khả năng sáng tạo trên các thiết bị Snapdragon mobile, máy vi tính, thực tế mở rộng

Universal Robots giới thiệu robot cộng tác tại Propak Việt Nam 2022

Xu hướng giảm phát thải bảo vệ môi trường bằng công nghệ xanh
Đọc nhiều

Điểm mới Táo quân 2023: các Táo cùng tranh tài trong cuộc thi mang tên “Táo bạo”

Quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực trong năm 2023

Lãi suất diễn biến ra sao sau Tết Nguyên Đán?

Mùng 4 Tết: Phủ Tây Hồ (Hà Nội) đông kẹt cứng

Xuất khẩu nông sản chính ngạch cơ hội “tỷ đô” cho Đắk Lắk

Ứng xử ra sao trước áp lực lãi suất – tỷ giá năm 2023?

Du khách ùn ùn đổ về Sa Pa, xếp hàng dài cả cây số chờ cáp treo lên đỉnh Fansipan

Cận cảnh điểm bắn pháo hoa phục vụ đêm giao thừa ở Hà Nội

Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt
