Quy mô thương mại Việt Nam-Hàn Quốc tăng mạnh kể từ năm 1992
Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) ngày 19/12 công bố báo cáo cho biết kể từ sau khi Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quy mô thương mại song phương đã tăng gấp 164 lần, đầu tư song phương tăng gấp 145 lần.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc sau Trung Quốc và Mỹ, trong khi Hàn Quốc là quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
![]() |
Món ăn Việt Nam tại Ngày Văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN) |
KITA chỉ ra 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế triển vọng giữa hai nước là thành phố thông minh, nông nghiệp và chăn nuôi, hạ tầng giao thông, năng lượng, văn hóa giải trí.
Theo KITA, hình thức đầu tư, thương mại song phương cũng đã có sự thay đổi.
Trong giai đoạn đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, 76,1% số vốn đầu tư của Hàn Quốc tập trung ở lĩnh vực sản xuất dệt may, nhưng hiện tại, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang mở rộng đầu tư ở 57 lĩnh vực như máy tính, linh kiện điện tử, ô tô, tài chính, bảo hiểm, xây dựng.
Xét theo trình độ công nghệ, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trung gian công nghệ thấp đã giảm từ 37,8% vào năm 1992 xuống 6,9% vào năm nay, trong khi tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trung gian công nghệ cao tăng từ 2,1% lên 51%.
Nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Việt Nam từng chiếm 42,2% vào năm 1992 đã giảm xuống 28,6% vào năm nay, trong khi đó nhập khẩu hàng hóa vốn tăng từ 0,1% lên 25%.
Mặt khác, giao lưu văn hóa, nhân lực giữa hai nước đã có sự phát triển vượt bậc. Tính đến tháng 10 năm nay, có hơn 230.000 người Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc, là cộng đồng lớn thứ hai sau Trung Quốc.
Trong thời gian bùng phát đại dịch COVID-19, số lượng du học sinh Việt Nam và học sinh gia đình đa văn hóa vẫn tăng đều đặn. Chỉ số sức mạnh thương hiệu của Hàn Quốc đứng thứ nhất tại Việt Nam.
Trong năm 2022, có 21 bộ phim truyền hình Hàn Quốc được phát sóng tại các Đài truyền hình lớn của Việt Nam, nhiều thứ hai sau Trung Quốc (34 bộ).
Báo cáo trên đề xuất chính phủ Hàn Quốc cần có sự chuẩn bị sẵn sàng, trong bối cảnh bất đồng Mỹ-Trung gia tăng và quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu gần đây có thể sẽ tác động tới quan hệ Hàn-Việt./.
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
