Quan tâm phát triển thương mại miền núi và hải đảo
Phát triển thương mại giúp bà con tiêu thụ hàng hóa, nông sản
Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến, hướng đến việc hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã được Chính phủ phê duyệt. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, cùng lãnh đạo địa phương, đại diện của các cơ quan ban ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tham dự hội thảo...
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách quan trọng cùng nguồn lực đầu tư đáng kể cho miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Diện mạo của các vùng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến, kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc được nâng lên; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đều phát triển so với trước đây. Mặc dù vậy, lĩnh vực thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo chuyển biến còn chậm, hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, tự phát, kết cấu hạ tầng thương mại còn yếu và thiếu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo ngày càng tụt hậu xa hơn so với các thị trường khác, thiếu liên kết với thị trường trong nước và thị trường quốc tế…
Với mục tiêu hướng đến phát triển hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Chương trình phát triển thương mại miền núi và hải đảo nhằm rút ngắn khoảng cách về phát triển thương mại miền núi và hải đảo với các vùng miền khác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng. |
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá và phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại trong hoạt động thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thời gian qua, cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính cần tháo gỡ. Trên cơ sở đó cùng thảo luận đề xuất, kiến nghị biện pháp nhằm hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, khuyến khích phát triển sản xuất tại miền núi, hải đảo xoay quanh những nội dung như: Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình tiêu thụ những mặt hàng đặc trưng, đặc sản, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên thị trường nội địa, ra thị trường quốc tế; Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa đặc trưng, đặc sản, sản vật của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Xây dựng và phát triển các mô hình phân phối đặc thù tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, bao gồm chợ đặc thù, trung tâm bán buôn, bán lẻ đặc thù…. Mở rộng phân phối hàng Việt Nam phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Tuyên truyền, quảng bá đối với phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Tăng cường năng lực cho phát triển thương mại, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch và chiến lược về thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo….
Theo bà Đinh Thị Loan - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: Thời gian qua, thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã đóng góp một phần cho cơ cấu tăng trưởng GDP của các địa phương. Tuy nhiên, hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo mới chủ yếu đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, xăng dầu, vật tư, dụng cụ sản xuất của đồng bào các dân tộc…, chưa tạo động lực mạnh để phát huy thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, phát triển thương mại ở những vùng này cần bám sát vấn đề an sinh xã hội, phát triển hàng hóa đi đôi với phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân. Bà Loan cũng đánh giá dự thảo Chương trình phát triển thương mại miền núi và hải đảo giai đoạn 2015- 2020 sẽ đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi mới, hứa hẹn sẽ đem lại sự thay đổi đáng kể cho hoạt động thương mại khu vực miền núi, hải đảo./.
Hiện cả nước có 330 huyện miền núi, 22 huyện có đảo và hải đảo. Việc phát triển thương mại tại các địa phương này đang gặp rất nhiều khó khăn. Những đóng góp ý kiến của các Bộ ban ngành về phát triển thương mại khu vực này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để Tổ soạn thảo Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện, xây dựng Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trình Chính phủ một cách sớm nhất. |
Nguyễn Quang
Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục
Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
