Nông dân châu Âu biểu tình chống sụt giá nông sản
Hàng trăm xe máy kéo xếp hàng gây ùn tắc giao thông trên một số tuyến cao tốc dẫn vào Brussels.
Khoảng 7.000 nông dân đã mang theo hàng trăm máy kéo trong đoàn biểu tình, khiến giao thông ùn tắc vào giờ cao điểm trên một số tuyến đường trong thành phố và đường cao tốc dẫn vào Brussels. Ở thời điểm này, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang họp khẩn để thảo luận về cuộc khủng hoảng nông nghiệp trong khu vực.
Việc EU mở cửa thị trường sữa hồi đầu năm nay đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía những người nông dân do bất bình trước nhiều loại thuế cao và tình trạng giá sữa bị sụt giảm.
Nhiều nông dân cho biết, trong thời gian qua, giá thu mua các mặt hàng như sữa, thịt lợn, thịt bò và rau đều không đủ để họ trang trải chi phí đầu vào. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ. Những người nông dân đã kêu gọi các thể chế châu Âu và các quốc gia thành viên hành động để giải quyết vấn đề này.
Cuộc biểu tình lần này được cho là tiếp nối từ các cuộc biểu tình của nông dân Pháp vào tuần trước. Chính phủ Pháp sau đó đã đưa ra các biện pháp mới có lợi cho nông dân Pháp.
Ngay lập tức, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định chi gói hỗ trợ trị giá 557 triệu USD để giúp người nông dân giải quyết các vấn đề kinh tế. Gói hỗ trợ sẽ được chuyển trực tiếp cho các nước thành viên. Bên cạnh đó, EU sẽ có những biện để thúc đẩy xuất khẩu ngoài Liên minh.
Giới chuyên gia nhận định, ngoài nguyên nhân Nga cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu để trả đũa cấm vận của phương Tây, việc giá nông sản châu Âu sụt giảm mạnh còn do nhu cầu từ Trung Quốc suy thoái, người tiêu dùng châu lục thay đổi thói quen dinh dưỡng.
Theo thống kê, ngành nông nghiệp thực phẩm châu Âu tạo ra 40 triệu việc làm, xuất khẩu hơn 120 tỷ Euro mỗi năm.
Theo Thế giới và Việt Nam
Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD
Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
