Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị sốt xuất huyết
Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào? Dịch bệnh sốt xuất huyết và thủy đậu tiếp tục tăng cao Hà Nội có thêm 1.129 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần |
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết. Các phương pháp điều trị hiện tại hầu hết chỉ tập trung vào việc giải quyết các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ giảm đau và hạ sốt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường xuất hiệu các biểu hiện như: chán ăn, có vị đắng trong miệng…Do sức đề kháng và hệ miễn dịch lúc này đều suy giảm nên người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, một số gợi ý về thực phẩm nên ăn và nên tránh sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết dễ hấp thu dinh dưỡng và phục hồi nhanh chóng.
![]() |
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Ảnh minh họa |
Nên ăn gì khi bị sốt xuất huyết
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong việc giúp người bệnh giảm nguy cơ biến chứng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Sau đây là một vài loại thức ăn mà các bác sĩ khuyên sử dụng cho người mắc bệnh sốt xuất huyết:
Cháo, súp: Những loại thức ăn lỏng như súp và cháo giúp người bệnh dễ tiêu thụ vì dễ tiêu hóa và dễ nuốt. Ngoài ra, súp hoặc cháo cũng có tác dụng cung cấp nhiều nước cho cơ thể và giúp bệnh nhân bổ sung thêm nhiều năng lượng.
![]() |
Súp hoặc cháo cũng có tác dụng cung cấp nhiều nước cho cơ thể. Ảnh minh họa |
Bạn có thể đưa món súp, cháo vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Có thể kết hợp cùng với bí ngô khi chế biến để cung cấp thêm vitamin A hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung chất đạm cho người bệnh, từ đó giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Rau xanh: Đây là nguồn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt sức khỏe, vì rau xanh không chứa nhiều calo nhưng giàu hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin… Bệnh nhân sốt xuất huyết nên đưa các loại rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, loại rau được các chuyên gia khuyến khích ăn thường xuyên như: bông cải xanh, rau bina, súp lơ,...
Trái cây tươi: Đặc biệt các loại trái cây có múi và chứa nhiều vitamin C rất có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Không những có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, mà việc bổ sung trái cây còn giúp bệnh nhân cung cấp thêm lượng nước thiếu hụt, kích thích vị giác giúp bệnh nhanh khỏi. Một vài loại hoa quả có lợi cho bệnh như: kiwi, lựu, cam, đu đủ, quýt, bưởi…
Nước dừa: Nước dừa là một loại nước giải khát tuyệt vời cho người bệnh, bởi nó vừa là nguồn cung cấp nước tự nhiên, vừa giàu khoáng chất và chất điện giải cần thiết. Hơn nữa, nước dừa vô cùng ngon, dễ uống và cung cấp cho cơ thể lượng chất lỏng.
![]() |
Nước dừa là một loại nước giải khát tuyệt vời cho người bệnh. Ảnh minh họa |
Nước chanh: Đây là một loại thức uống giàu dưỡng chất có lợi cho cơ thể như kali, protein, canxi, glucid... Đặc biệt, nước chanh rất dồi dào vitamin C, việc thường xuyên uống nước chanh có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố do virus sốt xuất huyết gây nên. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng kích thích vị giác giúp người bệnh ăn ngon hơn.
Thực phẩm giàu đạm: Nên đưa vào thực đơn của bệnh nhân sốt xuất huyết các loại thực phẩm giàu chất đạm, như: trứng, sữa và chế phẩm từ sữa,... Ngoài ra, thịt gà và cá cũng là một loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết và có lợi cho bệnh nhân.
Bị sốt xuất huyết nên hạn chế ăn gì?
Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên kiêng quá nhiều, thay vào đó nên cân bằng đầy đủ dinh dưỡng. Dù vậy, bên cạnh những món ăn nên đưa vào khẩu phần ăn, thì bệnh nhân cũng cần ghi nhớ tránh các loại thực phẩm tác động xấu đến quá trình hồi phục.
Đồ ăn dầu mỡ: Những món ăn dầu mỡ là câu trả lời cho vấn đề sốt xuất huyết kiêng gì? Thực phẩm nhiều chất béo sẽ tác động xấu đến cơ thể, gây ra tình trạng tăng cholesterol và cao huyết áp. Điều này làm quá trình cơ thể hồi phục bị ảnh hưởng và làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, việc nạp nhiều thức ăn dầu mỡ còn gây khó tiêu hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
Đồ cay nóng: Người bị sốt xuất huyết được chống chỉ định dùng đồ cây nóng, bởi nó sẽ khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những thương tổn này ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh và hồi phục sức khỏe.
Đồ uống có gas, chứa caffeine: Đây là các loại thức uống nằm trong danh sách nên hạn chế vì chúng sẽ làm cơ bắp bị suy nhược, cơ thể mệt mỏi,.. không còn sức đề kháng đề đối phó với bệnh sốt xuất huyết.
Một số lưu ý bệnh nhân sốt xuất huyết cần ghi nhớ
- Bù nước: Người bị sốt xuất huyết thường sốt cao khiến tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Do đó, có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân nước lọc, nước dừa, cresol,.... Tuy nhiên, khi chưa có yêu cầu của bác sĩ thì không được tự ý truyền nước.
- Dùng thức ăn lỏng, bổ sung đủ chất: Bệnh nhân thường chán ăn, cơ thể mệt mỏi, kém hấp thu nên cần nấu thức ăn thành dạng lỏng, nhuyễn, dễ tiêu thụ như súp, sữa, cháo… Tránh dùng các loại thức ăn khó tiêu hóa.
- Không dùng thuốc hạ sốt, giảm đau bừa bãi: Khi chưa được bác sĩ chỉ định mà dùng các loại thuốc này có thể tác động xấu đến sức khỏe và khiến bệnh trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có nguy cơ dạ dày chảy máu, tính mạng bị đe dọa.
- Theo dõi sát trạng thái bệnh nhân, nhất là nhiệt độ. Khi bệnh nhân sốt nên mặc quần áo thấm mồ hôi, rộng rãi, không đắp chăn quá kín, có thể hạ sốt bằng cách lau ấm cơ thể. Có thể hạ sốt cho bệnh nhân bằng thuốc chứa paracetamol nếu sốt cao trên 38,5 độ. Tuy nhiên, cần tham khảo liều lượng dùng với bác sĩ.
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
