Dịch bệnh sốt xuất huyết và thủy đậu tiếp tục tăng cao
Hà Nội: Hơn 1.800 ca mắc sốt xuất huyết, nghiên cứu lập đội đặc nhiệm chống dịch Chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết |
Trong đó có 17 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp), 86 trường hợp mắc thủy đậu (tăng 16 trường hợp). Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố Hà Nội đã có 634 ca mắc thủy đậu (trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ có 6 ca). Số mắc ghi nhận cao ở nhóm tuổi mầm non (37,5%) và tiểu học (36,5%). Bệnh nhân phân bố tại 17/30 quận, huyện, dẫn đầu là Chương Mỹ với 241 ca, tiếp đến là Mê Linh với 96 ca, Ba Vì (83 ca), Nam Từ Liêm (58 ca), Mỹ Đức (51 ca).
Thời gian qua, Hà Nội đã tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố. Ảnh: VGP/Thiện Tâm |
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, trong tuần qua ghi nhận 17 ca mắc (tăng 9 trường hợp so với tuần trước). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 189 ca mắc (tăng gần 19 lần so với cùng kỳ năm 2022). Bệnh nhân phân bố tại 26/30 quận, huyện, thị xã; 120/579 xã, phường, thị trấn.
Theo bác sỹ CKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, hiện nay tại bệnh viện số ca nhập viện do sốt xuất huyết đã tăng lên, trong đó tỷ lệ người lớn cao hơn trẻ em. Số ca bệnh người lớn chiếm khoảng 60%, trong 25 ca thì có 3-4 ca chuyển nặng.
Theo bác sỹ Kim Anh, sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: Sốt - nguy hiểm - hồi phục. Sốt xuất huyết từ ngày thứ 3-7 của bệnh triệu chứng giảm hoặc hết sốt nên người bệnh thường sẽ nghĩ là khỏi, nhưng thực chất từ ngày thứ 3 của bệnh đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu cảnh báo nhưng nếu chủ quan không nhập viện mà ở nhà rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
"Ghi nhận ban đầu cho thấy so với các đợt trước, đợt sốt xuất huyết lần này diễn biến phức tạp hơn, số ca chuyển nặng nhiều, đặc biệt ở người lớn" - BS. Kim Anh nói thêm.
Ngoài ra, bác sỹ Kim Anh cho hay, một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh không sốt, chỉ viêm họng nhưng đến khám, kết quả xét nghiệm dương tính với virus Dengue. Hoặc có những trẻ nhỏ không sốt cao, không có dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết mà kèm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hô hấp nên phụ huynh và cả phòng khám thường bỏ qua, chẩn đoán nhầm lẫn dẫn đến nhập viện muộn, chuyển nặng.
Theo bác sỹ Kim Anh, có nhiều trường hợp sốc sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi, biểu hiện sốt không cao kèm với triệu chứng tiêu hóa nên phụ huynh, ngay cả nhân viên y tế, dễ mất cảnh giác chỉ nghĩ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm trùng.
Thực tế đã có trường hợp bé 7 tháng tuổi đến nhập viện với triệu chứng sốt, tiêu lỏng, gia đình tưởng rối loạn tiêu hóa, chỉ điều trị tại nhà tới khi trẻ co giật tím tái mới nhập viện khiến cho việc điều trị khó khăn phức tạp và nguy hiểm tới tính mạng.