Những món ăn truyền thống nào không thể thiếu trong dịp Giáng sinh?
Giáng Sinh là ngày gì?
Lễ Giáng Sinh còn được gọi là ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh, là ngày lễ hội của tôn giáo để kỉ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời. Hiện nay ngày lễ Giáng sinh vẫn đang được chào đón tại nhiều quốc gia trên Thế giới. Thể hiện niềm tin của phần lớn giáo hữu của Kitô giáo về sự tồn tại của Chúa Giêsu tại xứ Jodea nước Do Thái.
Ngày lễ Giáng Sinh được diễn ra chính thức vào ngày 25/12 hàng năm, nhưng mọi người thường mừng lễ với nhau vào khoảng chiều tối ngày 24/12.
Ngày 25/12 là thời điểm chính thức diễn ra ngày lễ, thường được gọi là ngày "lễ chính ngày". Trong khi đó, ngày 24/12 được gọi là ngày "lễ vọng", được đa số mọi người cùng tham gia hưởng ứng lễ hội.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt tôn giáo, kỉ niệm ngày sinh của Đức Giêsu đáng kính, ngày lễ còn là ngày để gia đình tụ tập, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về những chuyện vui buồn trong năm.
Dần dần ngày lễ được đón nhận theo nhiều cách khác nhau, có thể dưới dạng tụ tập gia đình, cùng bạn bè có những bữa tiệc thú vị, chính tay chuẩn bị cây thông noel,...
Noel cũng trở thành ngày lễ kì diệu trong kí ức của những đứa trẻ, là ngày mà những đứa trẻ đặt ra những ước nguyện của riêng mình và trông chờ sự xuất hiện của "phép màu" được tạo ra từ chính những người thân yêu trong gia đình.
Ngày lễ Giáng Sinh mang thông điệp của sự hoà bình: ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế”.
Tiệc Giáng sinh là một dịp đặc biệt để gia đình và bạn bè sum họp, quây quần bên nhau. Một bữa tiệc Giáng sinh hoàn hảo cần có không gian ấm áp và những món ăn truyển thống ngon miệng, hấp dẫn và không thể thiếu dưới đây.
Bánh khúc cây
Ngày xưa, trong lễ hội Yule (lễ hội của người Scandinavia cổ), người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân cây cháy trước lúc kết thúc lễ hội.
Bánh khúc cây là món ăn không thể thiếu trong Lễ Giáng sinh. Ảnh: moversandbakers |
Vì thế ngày nay, mỗi khi tới Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ như để tưởng nhớ nghi lễ này. Người ta còn rắc thêm chocolate trắng lên để tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.
Bánh quy gừng
Từ lâu, người châu Âu đã làm những chiếc bánh gừng nho nhỏ với biểu tượng Mặt Trời để mừng ngày Đông Chí. Nếu ngày ấy, chiếc bánh chỉ đuợc làm bằng gừng, đường, vụn bánh mỳ, quả hạnh và trái cây…
Đến thế kỉ 16, người Anh thay vụn bánh mỳ bằng bột, thêm trứng, thêm vị ngọt…và chiếc bánh gừng được mọi người yêu thích hơn, kể cả đến tận bây giờ.
Bánh quy gừng đặc trưng mỗi dịp Giáng sinh. Ảnh: Good Housekeeping |
Những người thợ làm bánh trước đây thường làm nên những chiếc bánh hình dạng khác nhau. Chiếc bánh gừng hình người đầu tiên do nữ hoàng Elizabeth I khởi xướng, bà đã tặng cho các khách mời của mình những chiếc bánh gừng có hình giống như họ.
Ngày nay, Đức là quốc gia chuộng bánh gừng nhất thế giới. Chính các nghệ nhân người Đức đã phát triển thêm nhiều cách trang trí bánh gừng, như ý tưởng xây nhà bánh gừng. Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ câu chuyện của anh em nhà Grimm về Hansel và Gretel. Và từ đó cho đến nay, trên khắp thế giới, đã có rất nhiều cuộc thi làm nhà bánh gừng to nhất, đẹp nhất được tổ chức.
Nuremberg, Đức là nơi làm bánh gừng nổi tiếng nhất. Chiếc bánh gừng Lebkuchen được làm công phu với lớp phủ vàng, kem lạnh. Ngày nay, bánh gừng Lebkuchen vẫn còn được bán tại Nuremberg. Nó được xem là loại bánh gừng nổi tiếng nhất thế giới.
Gà tây
Sẽ không còn là Noel nữa, nếu trên bàn ăn không có món này: Gà Tây (Turkey). Gà Tây được nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem về Anh vào thế kỷ thứ XVI. Sau đó, gà Tây quay trở thành món ăn phổ biến của người dân Anh mỗi dịp Giáng Sinh.
Gà Tây quay trở thành món ăn phổ biến. Ảnh: SKĐS |
Nó nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã đưa món này vào tác phẩm kinh điển A Christmas Carol của mình. Món ăn này lan truyền sang Úc từ năm 1788. Và dần dần nó đã trở thành một món không thể thiếu mỗi khi Giáng Sinh đến.
Còn gì hạnh phúc bằng thưởng thức miếng thịt gà thơm phức, nóng hổi trong cái giá lạnh của tháng 12.
Kẹo gậy Giáng sinh
Được xem là biểu tượng báo hiệu một mùa Giáng sinh an lành đang đến, kẹo gậy là món đầu tiên trong danh sách “Giáng sinh ăn gì” của rất nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Kẹo gậy là món đầu tiên trong danh sách “Giáng sinh ăn gì” của rất nhiều người. Ảnh: delish |
Những cây kẹo được tạo nên từ đường, kẹo truyền có màu sắc sọc trắng - đỏ cùng hương vị bạc hà, song theo thời gian kẹo cũng có thêm nhiều hương vị và màu sắc đáp ứng sở thích của đa dạng khách hàng.
Kẹo dẻo
Đêm Giáng Sinh sẽ trở nên đặc biệt hơn nếu chính tay bạn chuẩn bị những đĩa bánh kẹo với màu sắc bắt mắt để chiêu đãi bạn bè cùng những người thân yêu. Bạn có thể thử thực hiện những món kẹo dẻo ngọt ngào, mềm mềm mang đủ màu sắc tươi sáng khác nhau như đỏ, xanh hoặc những viên kẹo dẻo marshmallows mang đậm hương vị thơm béo của socola cuốn hút.
Những viên kẹo dẻo mang đậm hương vị ngọt ngào cho Lễ Giáng sinh. Ảnh: Realfood |
Rượu vang nóng
Rượu vang nóng trở thành một món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh chủ yếu vì hương vị nồng nàn và ấm áp mà nó mang lại. Đối mặt với thời tiết lạnh giá của mùa đông, một cốc rượu vang nóng không chỉ là một cách để khích lệ cơ thể nhanh chóng mà còn làm cho không khí trở nên ấm cúng và thoải mái.
Rượu vang nóng trở thành một món không thể thiếu trong dịp Giáng sinh. Ảnh: thepioneerwoman |
Bánh Pudding Giáng sinh
Bánh Pudding Giáng sinh có nhiều tên gọi khác nhau như bánh pudding, bánh pud hay pudding mận, là loại bánh truyền thống quan trọng trong Giáng sinh ở Anh, Ireland và một số vùng của Hoa Kỳ.
Bánh Pudding Giáng sinh là loại bánh truyền thống quan trọng trong Giáng sinh. Ảnh: BBC |
Bánh pudding ngày nay không giống ngày xưa lắm. Vào khoảng thế kỷ 15, pudding được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thảo dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.
Nhưng đến khoảng thế kỷ thứ 16, các loại rau và thịt dần được thay thế. Đến thế kỷ thứ 19, thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay với vị ngọt là chủ yếu.
Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng người ăn phải phần bánh này, sẽ gặp may mắn cả năm.
Với các thông tin mà bạn vừa được chia sẻ về nguồn gốc, ý nghĩa và các món ăn cho ngày lễ Giáng Sinh, hy vọng bạn sẽ có được một ngày lễ Giáng sinh trọn vẹn, ấm cúng bên gia đình và người thân.