Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, loại nông sản nào được lựa chọn nhiều nhất?

Cùng với sự bùng nổ của xuất khẩu rau quả, Việt Nam cũng đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại nông sản để phục vụ tiêu dùng cũng như chế biến.
Nhiều thị trường tăng cường mua nông sản của Việt Nam Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản Giá nông sản thế giới đồng loạt tăng mạnh, ngô dẫn đầu

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp đã chi gần 1,66 tỷ USD để nhập khẩu rau quả các loại, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung số 1 cho rau quả Việt Nam là Trung Quốc, 696,5 triệu USD, chiếm 39% thị phần, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là trái cây như lê, lựu, táo, cam, quýt…

Vị trí thứ 2 là Mỹ, 305 triệu USD, chiếm 16% thị phần, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nguồn cung còn lại trong tốp 10 là: Úc, Myanmar, New Zealand, Nam Phi, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Campuchia.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm 2024 Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 3,8 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Việt Nam chi 696,5 triệu USD nhập khẩu rau quả, chủ yếu là trái cây Trung Quốc không có gì bất thường. Hơn nữa, với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng, một bộ phận người dân có thu nhập cao ưa chuộng trái cây ngoại nhập trong đó có trái cây Trung Quốc”.

Đáng chú ý, Việt Nam và Trung Quốc kí kết nhiều Hiệp định thương mại tự do. Những mặt hàng này có thuế nhập khẩu bằng 0 và nhờ vị trí địa lý gần Việt Nam nên chi phí logictics thấp. Vì vậy, rau quả Trung Quốc có giá rẻ, có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác.

Việt Nam cũng đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại nông sản để phục vụ tiêu dùng cũng như chế biến
Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại nông sản để phục vụ tiêu dùng cũng như chế biến. Ảnh: Nguyễn Hương

Ông Nguyên cho rằng, trái cây khi trồng ở Trung Quốc cũng được cấp mã số vùng trồng và mã đóng gói, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đây là quy định của quốc gia này nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong những năm gần đây.

Vì vậy, hiện nay rau quả Trung Quốc, trái cây bày bán trên thị trường Việt Nam để xuất xứ chứng tỏ rất chất lượng và được kiểm soát đầy đủ theo quy định.

Theo số liệu thống kê mới nhất, nhu cầu tiêu thụ trái cây nhập khẩu của người Việt Nam ngày càng tăng. Đến hết tháng 8, tổng giá trị nhập khẩu các loại trái cây đã đạt mức 836 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng chú ý là táo vẫn giữ vững vị trí "ông vua" trong giỏ trái cây nhập khẩu của Việt Nam.

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu trái táo gần 167 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này cho thấy sức hút không hề giảm sút của loại quả này đối với người tiêu dùng Việt.

Việt Nam hiện đang nhập khẩu táo từ rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, New Zealand, Trung Quốc, Nam Phi, Pháp…Sự đa dạng về nguồn gốc xuất xứ đã giúp thị trường táo trong nước trở nên phong phú và đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.

Bên cạnh táo, các loại hạt, trái cây ôn đới khác như hạt dẻ cười, nho, hạnh nhân cũng được người Việt Nam ưa chuộng và có mức tăng trưởng đáng kể về lượng nhập khẩu. Cụ thể, giá trị nhập khẩu của các loại này dao động từ 63 triệu USD đến 132 triệu USD.

Bên cạnh các loại quả ôn đới truyền thống, nhu cầu tiêu thụ các loại quả nhiệt đới cũng tăng cao đáng kể. Theo số liệu thống kê mới nhất, tổng giá trị nhập khẩu các loại quả đã đạt mức 836 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đáng chú ý là không chỉ táo vẫn giữ vị trí dẫn đầu, mà một số loại quả nhiệt đới cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, xoài đã được nhập khẩu với giá trị hơn 33 triệu USD, tăng tới 62% so với cùng kỳ năm trước. Nhãn cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị nhập khẩu hơn 11 triệu USD, tăng 115%. Đáng kinh ngạc nhất là sầu riêng, với mức tăng trưởng lên tới 1.057%, đạt hơn 8,7 triệu USD.

Sự gia tăng nhu cầu đối với các loại quả nhiệt đới cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đa dạng hóa khẩu vị và tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ.

Về rau củ, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập gần 416 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ. Đậu xanh vẫn là mặt hàng nhập khẩu số 1 với giá trị 102,5 triệu USD, tăng 13%. Các loại rau củ khác như tỏi, cà rốt, hành tây, khoai tây, nấm kim châm, nấm hương cũng có mức tăng trưởng đáng kể, với giá trị nhập khẩu từ 14 triệu USD đến 93 triệu USD.

Sự tăng trưởng của thị trường trái cây nhập khẩu là do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, sự thay đổi về khẩu vị và lối sống của người Việt đã khiến nhu cầu tiêu thụ trái cây nhập khẩu nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao. Sự phát triển của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử đã giúp trái cây nhập khẩu dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn.

Nguyễn Vy

Tin mới cập nhật

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.
Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.

Tin khác

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Hàng hóa từ Anh nhập khẩu về Việt Nam tăng nhẹ gần 10%

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Anh về Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 594,03 triệu USD, tăng 0,9%.
Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tín hiệu khởi sắc giúp xuất khẩu thủy sản tăng tốc cuối năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ 2023, đây là tín hiệu khởi sắc của ngành thủy sản.
Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam nhập phế liệu sắt thép từ Nhật Bản nhiều nhất, trên 713 triệu USD

Việt Nam đã nhập khẩu nhóm hàng phế liệu sắt thép có xuất xứ từ Nhật Bản trên 713 triệu USD, tương đương 1,81 triệu tấn trong 9 tháng năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động